backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Kickboxing là gì mà bạn rất nên thử trong năm mới?

Tham vấn chuyên môn: HLV Yoga Nguyễn Thị Quân Như · Yoga · CITIGYM


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 31/01/2023

Kickboxing là gì mà bạn rất nên thử trong năm mới?

Kickboxing dù không phổ biến như pilates, boxing, gym,… nhưng sẽ rất thú vị nếu bạn muốn tìm một một thể thao mạnh mẽ nào đó để vừa rèn luyện thể lực, vừa giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Bài viết sẽ mang đến cho bạn thông tin về: Kickboxing là gì? Bộ môn này có lợi ích và rủi ro gì? Đồng thời, nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, những lưu ý về kickboxing cũng sẽ hữu ích đối với bạn.

Kickboxing cũng được xem là bộ môn để tự vệ và tăng thể lực nói chung. Có nhiều thể loại kickboxing, mỗi loại có một bộ quy tắc khác nhau. Một số quan điểm cho rằng Karate, Muay Thai, Savate,… cũng là một phần của kickboxing.

Kickboxing là môn gì?

Kickboxing là gì? Đây là môn thể thao đối kháng hiện đại dựa trên nền tảng của nhiều môn võ thuật cổ truyền (karate, muay, savate,…) và bộ môn boxing (quyền anh). Kickboxing bao gồm các động tác đấm, đá, và chuyển động tấn công kết hợp từ bàn tay, khuỷu tay, đầu gối, ống chân và bàn chân.

Kickboxing không chỉ là môn thể thao tập trung vào việc tấn công bằng nắm đấm và kỹ thuật đá. Một số tư thế ngã, hoặc đỡ đòn đánh bằng tay và các kỹ thuật khác cũng được áp dụng để người tập kickboxing phòng thủ.

Kickboxing khác gì với môn boxing?


Cả hai bộ môn này có một số lợi ích và cách tập luyện giống nhau nhưng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt.
Boxing (hay quyền anh) chỉ liên quan đến các động tác đấm bằng tay vào đối thủ và không thể đánh dưới eo. Động tác của chân chỉ đơn thuần là để di chuyển. Trong khi đó, kickboxing là sự kết hợp của các động tác đấm và đá vào bất cứ phần nào của đối phương .

Lợi ích của kickboxing là gì?

Lợi ích khi tập kickboxing là gì

Không chỉ là bộ môn đối kháng thú vị, bản thân kickboxing còn mang đến những lợi ích sức khỏe cho người luyện tập. Những tác dụng tích cực của kickboxing bao gồm:

  1. Tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ hô hấp. Nghiên cứu năm 2014 đã chứng minh với tần suất tập kickboxing 3 buổi/ tuần (1 giờ mỗi lần) giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ oxy trong quá trình hoạt động thể chất. Từ đó giúp tuần hoàn máu và tim mạch hoạt động khỏe mạnh hơn.
  2. Vừa tăng cơ bắp, vừa đốt mỡ. Nghiên cứu năm 2017 cho thấy các vận động viên kickboxing có tỷ lệ mỡ cơ thể thấp và  khối lượng cơ bắp vượt trội. Ngoài ra, bản thân kickboxing cũng là một hình thức cardio đốt cháy calo ở cường độ cao và giúp người tập giảm cân hiệu quả. 
  3. Giải tỏa căng thẳng cũng là một trong những lợi ích nổi bật của kickboxing. Theo đó, việc tập kickboxing có thể giải phóng endorphin, nhờ đó não bộ được thư giãn và bạn sẽ cảm thấy tâm trạng dễ chịu hơn.
  4. Cải thiện sức bền và sự phối hợp của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy kickboxing cải thiện các yếu tố thể chất như thể lực, sức mạnh, tính linh hoạt và sự nhanh nhẹn. 

>> Đọc thêm: 6 lợi ích khi tập boxing bạn không thể bỏ qua

Rủi ro khi tập kick boxing là gì?

Nhìn chung, kickboxing là bộ môn thể thao cường độ cao đòi hỏi thể lực và sức khỏe dẻo dai và là môn thể thao đối kháng liên quan đến chuyển động toàn thân nên đều có thể gây chấn thương. Nếu bạn là người mới, hoặc chưa quen với việc tập, tự tập kickboxing có thể khiến bạn bị chấn thương.

Một số chấn thương phổ biến nhất khi tập kickboxing gồm có: căng cứng cơ vai, cơ lưng, hông; chấn thương đầu gối, trật khớp, mắt cá chân…. Ngoài ra, bộ môn kickboxing yêu cầu vận động thể chất cao có thể khiến bạn kiệt sức, choáng váng nếu không nạp đủ năng lượng trước khi luyện tập.

Ai không nên tập kick boxing? 
Nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến: khớp gối, vai, lưng, hông, tim mạch và phổi, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tham gia kickboxing.
newsletter banner

Những lưu ý khi tập kickboxing là gì?

Lưu ý khi tập kickboxing là gì

Kickboxing là một bộ môn đối kháng có cường độ cao với những kỹ thuật và bài tập mạnh mẽ. Do đó, người mới tập cần bắt đầu với nhịp độ chậm, tuân thủ quy tắc tập luyện để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương. Nếu chưa quen với kickboxing, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc an toàn sau trước khi tập luyện:

  • Xác định mục tiêu của bạn như muốn giảm cân, tăng cơ, thi đấu,… và chọn 1 lớp kickboxing cơ bản để làm quen và tập đúng kỹ thuật với những động tác cơ bản.
  • Đảm bảo bạn đã ăn nhẹ và uống đủ nước trước khi bắt đầu luyện tập 30 phút.
  • Khởi động kỹ, giãn cơ trước và sau khi tập để tránh chấn thương
  • Trang bị cho bản thân những trang phục phòng hộ như: miếng độn bảo vệ dương vật (nếu bạn là nam), thiết bị bảo vệ miệng, và mũ bảo vệ đầu… khi lên sàn tập .
  • Mang giày thể thao chuyên dụng  để tránh trượt ngã.
  • Dừng tập ngay lập tức nếu bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt, hoặc cảm thấy đau khi thực hiện động tác.
  • Cố gắng tập ít nhất 3 buổi/ tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

>> Đọc thêm: 9 lỗi cơ bản nhưng cực nguy hiểm khi chơi boxing

Kết luận

Tóm lại, kickboxing là môn thể thao đối kháng cường độ cao với sự kết hợp giữ kỹ thuật đá và đấm. Môn thể thao này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm căng thẳng, cải thiện sự cân bằng và phối hợp.

Tuy nhiên, các chuyển động toàn thân tốc độ cao trong kickboxing có thể dẫn đến chấn thương. Các chấn thương phổ biến nhất trong kickboxing là căng cơ lưng, đầu gối, hông và vai. Vì thế, người mới tiếp xúc với bộ môn này nên tham gia một lớp kickboxing để học được những kỹ thuật cơ bản và hạn chế chấn thương khi tập.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về môn kickboxing, hãy tham gia Cộng đồng Thể dục Thể thao để được đội ngũ chuyên gia của Hello Bacsi giải đáp nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn chuyên môn:

HLV Yoga Nguyễn Thị Quân Như

Yoga · CITIGYM


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 31/01/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo