Chạy bộ là môn thể thao linh hoạt, giúp giảm cân và rất tốt cho khỏe tim mạch, cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Tuy vậy, vẫn nhiều người thắc mắc chạy bộ có giảm cân không và chạy bộ thế nào để giảm cân?
Chạy bộ là môn thể thao linh hoạt, giúp giảm cân và rất tốt cho khỏe tim mạch, cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Tuy vậy, vẫn nhiều người thắc mắc chạy bộ có giảm cân không và chạy bộ thế nào để giảm cân?
Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chạy bộ có giảm cân không, đồng thời gợi ý quy trình chạy bộ đúng chuẩn giúp bạn giảm cân bền vững qua bài viết dưới đây.
Theo Mayo Clinic, với mỗi dặm chạy tương đương với 1.6 km, một người sẽ đốt cháy trung bình 100 calo. Theo đó, nếu bạn chạy bộ 56 km (35 dặm) trong một tuần, bạn có thể giảm được 5.600 calo/tuần, với điều kiện không tăng lượng calo nạp vào.
Theo số liệu của trường Đại Học Harvard, lượng calo đốt cháy sau khi một người chạy bộ trong 30 phút với tốc độ 8 km/h như sau:
Cũng theo tài liệu của Đại học Harvard, nếu lượng calo nạp vào cơ thể ít hơn 250 calo mỗi ngày, đồng thời đi bộ 30 phút/ngày, bạn sẽ giảm được 0.45 kg trong một tuần. Tuy nhiên, quá trình giảm cân sẽ được đẩy nhanh hơn nếu bạn vừa giảm lượng calo nạp vào nhiều hơn và tăng thời gian chạy bộ. Mặc dù vậy, bạn cần tập luyện với tần suất phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Chạy bộ có giảm cân không còn tùy thuộc vào lượng calo bạn nạp vào và tiêu hao hàng ngày. Theo Mayo Clinic, thông thường, để giảm 0.45 kg một tuần, lượng calo cần đốt cháy là 3.500 calo/ tuần, tương đương 500 calo mỗi ngày. Điều này còn tùy thuộc vào cân nặng, giới tính và mức độ hoạt động.
Chạy 1.6 km sẽ đốt cháy khoảng 100 calo, như vậy nếu bạn muốn đốt cháy 500 calo mỗi ngày qua việc chạy, bạn có thể cần chạy khoảng 8 km/ngày.
Tùy thuộc vào mục tiêu giảm cân và lịch trình riêng của mỗi người, bạn có thể lên lịch trình 3-5 ngày chạy bộ mỗi tuần, với các buổi tập kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ hoặc hơn.
Các chuyên gia khuyến nghị, đối với người mới tập chạy, bạn có thể bắt đầu bằng việc đi bộ nhanh, rồi dần chuyển qua chạy bộ để cơ thể có thời gian thích nghi. Ngoài ra, việc khởi động kỹ trước khi chạy bộ sẽ giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện hiệu suất. Dưới đây là một số bài tập khởi động trước khi chạy bộ bạn có thể tham khảo.
Thực hiện khoảng 20-30 lần (10-15 cho mỗi chân).
Ngoài việc chạy bộ có giảm cân không, bạn cũng cần chú ý đến nhịp tim trong khoảng đốt mỡ cố định (Fat-Burning Zone), thông thường từ 60% đến 70% của nhịp tim tối đa Maximum Heart Rate (MHR), cụ thể:
Ví dụ mức nhịp tim thấp và cao nhất để đốt mỡ dựa trên phần trăm của nhịp tim tối đa cho người 30 tuổi:
Vì vậy, người 30 tuổi nên duy trì mức nhịp tim từ 114-133 lần/phút để đốt cháy mỡ khi chạy bộ. Nếu bạn chạy với cường độ quá thấp có thể không thấy hiệu quả giảm cân. Trong khi đó, chạy bộ với cường độ cao sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương, khiến cơ thể kiệt sức. Song mức nhịp tim này cũng có thể thay đổi tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Bài tập giãn cơ đùi sau
Bài tập đứng co giãn
Ngoài ra, cách chạy bộ giảm cân bền vững là bạn hãy cố gắng giữ mức thâm hụt calo, tức là lượng calo nạp vào ít hơn lượng calo đốt cháy. Để làm được điều đó, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng lượng tiêu thụ trái cây và rau quả tươi, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo, đồng thời cắt giảm chất béo, đồ chiên dầu, nước ngọt và đường.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp chạy bộ có giảm cân không, cũng như biết mẹo chạy bộ giảm cân đúng cách, giúp bạn tăng cường sức bền và duy trì cân nặng lý tưởng của mình.
Bạn có thể quan tâm:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Đài Trương
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!