backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tìm hiểu gây hấn thụ động passive aggressive là gì?

Thông tin kiểm chứng bởi: Tố Quyên


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 31/10/2022

    Tìm hiểu gây hấn thụ động passive aggressive là gì?

    Khái niệm passive aggressive là gì trong tâm lý? Gây hấn thụ động passive aggressive là hành vi gây hấn biểu lộ sự tiêu cực một cách gián tiếp.

    Vậy biểu hiện của passive aggressive là gì? Nguyên nhân tại sao chúng ta có những hành vi đó? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

    Passive-aggressive behaviors which is a way of expressing negative feelings, such as anger or annoyance, indirectly instead of directly

    https://www.shutterstock.com/image-vector/passiveaggressive-behaviors-which-way-expressing-negative-1959487600

    Passive aggressive là gì?

    Passive aggressive là gì? Passive aggressive hay còn gọi là hành vi gây hấn thụ động, là khi bạn bộc lộ cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp, không lộ liễu thay vì công khai thể hiện ra để công kích người khác nhưng không để họ thấy trước tình huống xảy ra. 

    Ví dụ như trong công việc, khi bạn đề xuất ý kiến, một người khác đang có hành vi gây hấn thụ động dù có thể đang cảm thấy tức giận, không tán thành và bực bội, họ vẫn tỏ ra trung lập, dễ chịu hoặc thậm chí vui vẻ chấp nhận. Nhưng sau đó, họ gián tiếp thể hiện sự không tán thành và khó chịu bằng cách không làm, làm qua loa hoặc làm trễ deadline. 

    Gây hấn thụ động không phải là một bệnh tâm thần. Bất kỳ ai cũng có thể vô tình có những hành vi này mà không biết. Passive aggressive có thể làm phá vỡ các mối quan hệ cá nhân và trong công việc của bạn.

    passive-aggressive là gì

    >>> Đọc thêm: Mối quan hệ toxic là gì và dấu hiệu nhận biết

    Dấu hiệu passive aggressive

    Hành vi passive aggressive là gì? Hành vi gây hấn thụ động có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức. Nếu ai đó tỏ ra passive aggressive, họ có thể:

    Phủ nhận sự giận dữ nhưng thể hiện một cách gián tiếp

    Người có hành vi gây hấn thụ động có thể phủ nhận sự tức giận của họ để tránh việc trực tiếp đối diện và cảm thấy không thoải mái với đối phương. Họ có thể phản hồi rằng: “Chắc chắn rồi, tôi rất vui!”, trong khi họ làm việc khác hoặc phàn nàn khi hoàn thành nhiệm vụ.

    Phản ứng một cách mỉa mai

    Khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ biểu lộ sự bất mãn bằng lời nói mỉa mai hoặc những biểu hiện như thở dài, bĩu môi hoặc hờn dỗi, nhưng điều này không thực sự giải quyết được vấn đề trước mắt.

    passive-aggressive là gì

    Trì hoãn

    Họ có thể bày tỏ sự bất mãn của mình bằng cách trì hoãn và không hoàn thành nhiệm vụ được yêu cầu. Đây như một hình thức phản kháng thầm lặng trước điều họ cảm thấy không hài lòng. 

    Than phiền khi không được đánh giá cao

     Thay vì cố gắng giải quyết trực tiếp vấn đề, họ thường cảm giác có gì đó không đúng, hay bị đánh giá thấp. Khi phải đưa ra giải pháp, họ sẽ tìm cách tránh né để không phải đối diện trực tiếp về một sự cố trong công việc.

    Sự im lặng độc hại

    Họ như một bóng ma, trốn tránh giải quyết các vấn đề. Thay vì giao tiếp rõ ràng và thẳng thắn, họ lại úp mở, im lặng hay phớt lờ người khác để đối phương tự nhân sai lầm của họ. Đây như là một sự trừng phạt dành cho đối phương.

    >>> Tham khảo: Áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng thế nào đến tâm lý?

    Những lời khen có cánh

    Những người có hành vi gây hấn thụ động có thể đưa ra những lời khen có cánh để duy trì mối quan hệ thân thiện. Đôi lúc, những lời khen giả tạo lại là sự ghen tị sau trong đó. Thay vì cảm thấy hạnh phúc cho thành tích của người đó, thì họ lại đưa ra những lời khen mang tính sự đố kỵ.

    Nhìn chung, một người có xu hướng passive aggressive, họ có thể liên tục khẳng định rằng họ ổn, ngay cả lúc đang tức giận hay rõ ràng là không ổn. Khi từ chối cởi mở về mặt cảm xúc, phủ nhận những gì họ đang cảm thấy, họ sẽ ngừng giao tiếp và từ chối thảo luận về những vấn đề này.

    Nguyên nhân hành vi gây hấn thụ động

    Hiểu được passive aggressive là gì và nguyên nhân sâu xa của nó là điều cần thiết. Bởi những hành vi gây hấn thụ động này có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong gia đình, tình cảm, và thậm chí ở nơi làm việc và trường học. Những nguyên nhân đằng sau các hành vi gây hấn là gì?

    • Từ sự nuôi dạy của gia đình: Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hành vi gây hấn thụ động có thể bắt nguồn từ việc chúng ta được nuôi dạy trong một môi trường mà cảm xúc không được phép bộc lộ trực tiếp. Thay vào đó, chúng ta phải tìm cách thể hiện sự tức giận hoặc thất vọng một cách gián tiếp.
    • Vấn đề tâm lý: Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và các hành vi gây hấn thụ động đối với bản thân. Nghiên cứu cho rằng điều này là do thái độ và cách phản ứng với các tình huống một cách tiêu cực của họ.
    • Hoàn cảnh, tình huống: Một số trường hợp như trong công việc, để giữ được mối quan hệ và để được xã hội chấp nhận, bạn có xu hướng phản ứng một cách yên lặng khi ai đó làm bạn tức giận.
    • Không thoải mái khi phải đối đầu: Việc quyết đoán và cởi mở về mặt cảm xúc không phải lúc nào cũng diễn ra dễ dàng. Một số người sẽ cảm thấy hành vi gây hấn thụ động có vẻ là một cách dễ dàng hơn thay vì đối phó với cảm xúc bên trong. Họ tránh né và không muốn phải đối mặt với nguồn gốc của sự tức giận. 

    >>> Tìm hiểu: 7 cách bắt đầu chữa lành đứa trẻ bên trong để cân bằng cảm xúc

    Nên làm gì khi đối phương có hành vi passive aggressive? 

    Vậy bạn có thể làm gì khi đối đầu với một người bạn, đồng nghiệp hoặc người yêu thường xuyên gây hấn thụ động? 

    • Bước đầu tiên là nhận biết các biểu hiện của hành vi đó: lời khen giả tạo, trì hoãn, rút ​​lui và từ chối giao tiếp,…
    • Hãy cố gắng kiềm chế cơn giận của bạn khi đối phương có những hành vi trên. Thay vào đó, hãy chỉ ra cảm xúc của người kia một cách không phán xét, nhưng đúng thực tế. Ví dụ, trong trường hợp nếu bạn đang đối phó với trẻ đang tỏ ra khó chịu vì phải làm việc nhà, bạn có thể nói, “con có vẻ giận mẹ vì đã yêu cầu con dọn phòng.”
    • Trao đổi và giải quyết các hành vi mà không chỉ tay hoặc đổ lỗi 
    • Cuối cùng, cho họ không gian để họ có thể tìm ra cảm xúc của mình và xử lý phù hợp

    >>> Tham khảo thêm: 10 loại mối quan hệ độc hại trong tình yêu bạn cần thoát khỏi ngay lập tức

    Hy vọng bạn đọc hiểu hơn passive aggressive là gì? Hành vi gây hấn thụ động có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, ngay cả bạn cũng có thể có biểu hiện một số hành vi trên. Để cải thiện các mối quan hệ và phát triển bản thân, chúng ta cũng nên soi xét, hiểu về chính mình và nhận thức được những hành vi của bản thân và những người xung quanh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Tố Quyên


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 31/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo