Hội chứng sợ biển là nỗi ám ảnh và sự sợ hãi khi người bệnh đứng trước biển cả hay tiếp xúc vùng biển sâu. Vậy nguyên nhân và cách đối phó với hội chứng sợ biển này là gì?
Hội chứng sợ biển là nỗi ám ảnh và sự sợ hãi khi người bệnh đứng trước biển cả hay tiếp xúc vùng biển sâu. Vậy nguyên nhân và cách đối phó với hội chứng sợ biển này là gì?
Cùng tìm hiểu hội chứng sợ biển sâu qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!
Thalassophobia là gì? Hội chứng sợ biển thalassophobia là nỗi ám ảnh đại dương hoặc các vùng nước sâu nói chung. Khi họ ở gần biển hoặc đại dương, những người mắc hội chứng thalassophobia cảm thấy lo lắng, hoảng loạn hoặc có hành vi trốn tránh.
Đặc biệt, trong quá khứ những người từng có trải nghiệm tiêu cực về các thảm kịch liên quan đến nước, như suýt chết đuối, họ dễ mắc hội chứng sợ biển này. Hoặc đơn giản đây là nỗi sợ hãi về những điều chưa biết và nỗi sợ mất kiểm soát.
Thalassophobia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: “Thalassa” có nghĩa là biển/đại dương và “phobia” có nghĩa là nỗi sợ hãi.
Bạn có thể quan tâm:
Mặc dù các triệu chứng của hội chứng sợ biển ở mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số triệu chứng chung như:
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường cần thực hiện đánh giá toàn diện để chẩn đoán hội chứng sợ biển, bao gồm:
Trong quá trình tiến hành liệu pháp điều trị này, người bệnh có thể xác định các hành vi, nỗi sợ và suy nghĩ tiêu cực về biển. Từ đó chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách đối phó và kiểm soát sự lo lắng, như hít thở sâu hoặc thư giãn cơ.
Đây là liệu pháp đưa bệnh nhân tiếp xúc với tình huống khiến họ sợ hãi, dưới sự giám sát của các chuyên gia. Cụ thể người bệnh sẽ dần dần tiếp xúc với biển, đại dương hoặc vũng nước lớn, để họ vượt qua nỗi sợ của mình. Phương pháp này sẽ giúp người mắc hội chứng có thể học cách kiểm soát sự lo lắng khi đối diện với tình huống đáng sợ.
Thực hành thiền định có thể giúp người người bệnh giữ sự bình tĩnh, giảm mức độ lo lắng và căng thẳng khi họ gặp phải tình huống hoặc đối tượng gây sợ hãi (biển, đại dương).
Hội chứng sợ biển là nỗi ám ảnh đặc biệt, dẫn đến các cơn hoảng loạn và hành vi trốn tránh khi tiếp xúc gần biển. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn hội chứng tâm lý này, để có cách kiểm soát chứng ám ảnh sợ biển.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Trần Thùy Linh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!