Hội chứng sợ người lạ là nỗi sợ xuất hiện khi tiếp xúc với người lạ hay văn hoá mới. Tình trạng tâm lý này cần được điều trị vì hội chứng sợ người lạ cũng ảnh hưởng lớn tới công việc, cuộc sống thường ngày.
Thông tin kiểm chứng bởi Đài Trương
Hội chứng sợ người lạ là nỗi sợ xuất hiện khi tiếp xúc với người lạ hay văn hoá mới. Tình trạng tâm lý này cần được điều trị vì hội chứng sợ người lạ cũng ảnh hưởng lớn tới công việc, cuộc sống thường ngày.
Cùng tìm hội chứng sợ người lạ gì qua bài viết dưới đây!
Hội chứng sợ lạ trong tiếng anh là Xenophobia. Đây là thuật ngữ chung được áp dụng cho nỗi ám ảnh xã hội, sợ tiếp xúc với ai đó lạ và khác biệt với mình. Hội chứng sợ người lạ đôi khi dễ bị nhầm lẫn với phân biệt chủng tộc (racism), kỳ thị phân biệt,… Tuy nhiên những khái niệm này chỉ những định kiến xã hội, trong khi hội chứng sợ người lạ thuộc một tình trạng tâm lý, bao gồm sợ hãi cá nhân hoặc tập thể khác biệt với nhóm có hội chứng này.
>>> Đọc thêm: 5 cách hay giúp bạn vượt qua hội chứng sợ không gian rộng
Hội chứng sợ người là nỗi sợ ai đó, tình huống nào đó không thực sự có hại hay nguy hiểm. Cá nhân có thể nhận thức được nỗi sợ đó không có cơ sở thực tế và logic, nhưng nỗi sợ vẫn xuất hiện và không thể chế ngự.
Hầu hết những người mắc hội chứng sợ người lạ sẽ hạn chế tham gia các hoạt động bên ngoài, sợ giao tiếp xã hội, hạn chế tiếp xúc với những người họ không biết mà chỉ giao thiệp với vòng tròn bạn bè của họ. Những người có rối loạn lo âu xã hội này cũng có xu hướng cô lập mình.
Một số biểu hiện rõ hơn của hội chứng sợ người lạ:
>>> Tham khảo thêm: Hội chứng sợ đám đông khiến thế giới của bạn thu nhỏ lại
Trong trường hợp nỗi sợ kéo dài dai dẳng, bộc phát vô lý và quá mức; Hội chứng nỗi sợ người lạ gây tâm lý hoảng loạn, kéo dài trong 6 tháng bạn nên tìm tới bác sĩ tâm lý để được tham vấn và tìm ra phương pháp điều trị an toàn.
Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác hội chứng sợ người lạ mà có thể do nhiều yếu tố tác động như:
>>> Xem thêm: Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành
Hội chứng sợ người lạ cũng ảnh hưởng tới công việc, học tập và cuộc sống thường ngày. Bản thân người mắc hội chứng này mất lòng tin với xã hội và tạo ra không khí kém thân thiện trong giao tiếp. Nỗi sợ hãi đó có thể khiến họ theo thời gian cảm thấy chán nản, không an toàn, mất kết nối và liên tục cảm thấy như họ đang bị đe dọa.
Có thể nói rằng hội chứng sợ người lạ có liên quan đến trầm cảm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần và tăng nguy cơ cô lập xã hội.
Hơn thế nữa, hội chứng sợ người lạ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ xã hội của bạn. Nó hạn chế và thu hẹp vòng xã giao trong công việc, ngăn cản sự phát triển sự nghiệp của bạn.
Ngoài ra, hội chứng sợ người lạ còn dẫn tới tình trạng như: phân biệt đối xử, chủ nghĩa biệt lập (Isolationism),…
Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán bị hội chứng sợ người lạ, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi cognitive behavioral therapy hoặc liệu pháp tự phơi nhiễm exposure therapy để điều trị. Có thể kết hợp cả hai phương pháp này tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh.
>>> Đọc thêm: Liệu pháp tâm lý giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Ngoài ra, có nhiều phương pháp tự nhiên khác giúp hỗ trợ người mắc hội chứng sợ người lạ kiểm soát nỗi sợ, lo lắng như:
>>> Xem thêm: Rối loạn căng thẳng cấp tính ở người lớn
Bạn có thể tìm cho mình chuyên gia trị liệu để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng sợ người lạ tới cuộc sống thường nhật của mình.
Hội chứng sợ người lạ không những ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội và công việc mà còn khiến bạn đối mặt với tình trạng tâm lý, cảm xúc lo âu bên trong. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng sợ người lạ. Từ đó tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp vì sức khỏe tinh thần lành mạnh, cuộc sống cân bằng hơn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi
Đài Trương
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!