
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus enterovirus gây ra. Bệnh xảy ra phổ biến với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng ban đầu có thể tương tự như bệnh cảm cúm bao gồm: mệt mỏi, sốt đau họng hoặc đau miệng, thường là sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C).
Sau đó, bóng nước sẽ xuất hiện trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Bóng nước có thể phồng rộp hoặc lở loét trong miệng hay cổ họng khiến trẻ đau họng và khó nuốt. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1-2 tuần.
Trẻ còn quá nhỏ và sẽ không thể tự nói cho bạn biết rằng là trẻ bị đau họng nên khi nhận thấy triệu chứng trẻ bị sốt và chán ăn thì hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ nhi khoa có thể khuyên bạn nên dùng paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau cho đến khi bóng nước lành lại.
Sốt siêu vi
Sốt siêu vi là tình trạng thân nhiệt tăng cao đột ngột do bị virus tấn công. Bệnh thường gặp ở trẻ em hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt đau họng xuất hiện đột ngột, thường là sốt rất cao trên 39°C.
Tình trạng sốt có thể kéo dài nhiều ngày và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt. Ngoài ra, bệnh có thể gây nhức mỏi, nổi mề đay, đau đầu, buồn nôn,…Điều trị thường là nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng và uống thuốc kháng sinh.
Ung thư vòm họng
Bên cạnh những căn bệnh thông thường, sốt đau họng cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn muộn. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó để nhận biết.
Ngoài đau họng sốt, ung thư vòm họng ở giai đoạn muốn còn có thể gây các triệu chứng như xuất hiện khối u ở cổ, đau vòm họng, khó thở, khó nói, chảy máu mũi hoặc có máu trong nước bọt, nghẹt mũi, ù tai, đau đầu, mất thính lực, đau hoặc tê ở vùng mặt. Đây là căn bệnh nguy hiểm và cần được điều trị sớm để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Điều trị triệu chứng sốt đau họng hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng sốt đau họng mà sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.
Sốt đau họng uống thuốc gì?

Ngoại trừ nguyên nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối, hầu hết các trường hợp sốt đau họng đều có thể giảm bớt bằng một trong số các loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol hoặc ibuprofen để làm giảm thân nhiệt, cải thiện cảm giác đau họng, đau đầu do nhiều bệnh lý gây ra.
- Viên ngậm trị đau họng: Viên ngậm trị đau họng có chứa các chất kháng khuẩn và gây tê cục bộ để giúp điều trị nhiễm khuẩn và làm dịu cổ họng.
- Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nhiễm khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Thuốc kháng sinh có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục, giảm khả năng lây lan và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt thấp khớp sau viêm họng do liên cầu. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thuốc xịt mũi: Trường hợp sốt đau họng kèm chảy nước mũi hay nghẹt mũi thì bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường thở.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!