4. Dùng viên ngậm kẽm

Nhiều người thường rỉ tai nhau, khi bị đau họng nên dùng viên ngậm có khoáng chất kẽm. Vậy đâu có phải là thuốc trị đau họng hiệu quả không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc dùng viên ngậm bổ sung kẽm đã được chứng minh là làm giảm thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh cảm. Nếu bạn bị cảm lạnh gây đau họng, hãy thử ngậm viên chứa kẽm 2 giờ một lần, tốt nhất nên bắt đầu ngậm trong vòng 48 giờ sau khi có các dấu hiệu cảm đầu tiên.
5. Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi? Thuốc kháng sinh trị viêm họng cấp

Viêm họng uống thuốc gì hay đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi? Câu trả lời là việc dùng các loại kháng sinh thường đem lại hiệu quả nhanh chóng khi điều trị viêm họng nhưng không phải trường hợp viêm họng nào cũng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn nên viêm họng do virus thì không được tự ý sử dụng. Sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng liên cầu khuẩn cũng cần nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ để tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
Một số loại kháng sinh phổ biến được kê toa dùng trị viêm họng cấp là:
- Penicillin: Thường ở dạng thuốc uống hoặc tiêm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Cần lưu ý thuốc này không phù hợp cho phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh dạ dày, thận, gan.
- Amoxicillin: Viêm họng uống thuốc gì nếu là viêm họng do vi khuẩn gây ra? Câu trả lời là trong số các thuốc trị viêm họng, bác sĩ có thể kê toa cho bạn sử dụng amoxicillin. Loại thuốc này được đánh giá là có hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn, ức chế sự hình thành của yếu tố gây bệnh. Những đối tượng không nên dùng thuốc này là người có bệnh thận, gan, phụ nữ cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc ngừa thai.
- Erythromycin: Kháng sinh thuộc nhóm macrolid có tác dụng diệt khuẩn thông qua ức chế quá trình hình thành protein. Thuốc thường được chỉ định dùng sau khi ăn ở dạng uống và tiêm (khi nặng). Thuốc chống chỉ định với người mắc các bệnh tim mạch hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
Vì hầu hết các bệnh viêm họng đều có nguồn gốc từ virus nên bạn cần cố gắng nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, “tiếp sức” cho hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Hãy chọn ăn các thức ăn mềm và đồ uống không quá lạnh hay quá nóng để không làm cổ họng bị kích ứng thêm. Nếu có người thân đang bị viêm họng, cách tốt nhất để bạn có thể ngăn ngừa bệnh là rửa tay thường xuyên trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh, không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân… Đừng quên nâng cao sức khỏe mỗi ngày qua chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!