backup og meta

Ức chế bằng dexamethasone

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm ức chế bằng Dexamthasone

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone là gì?

Xét nghiệm sự ức chế bằng dexamethasone sẽ xác định xem liệu hormone adrenocorticotrophic (ACTH) tiết bởi tuyến yên có thể bị ức chế hay không. Xét nghiệm này còn giúp ta kiểm tra sự hiện diện của các chứng bệnh khiến tuyến thượng thận sản xuất ra một lượng lớn cortisol, ví dụ như hội chứng Cushing.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone?

Xét nghiệm này được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ rằng cơ thể bạn sản xuất ra quá nhiều cortisol. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng Cushing và xác định nguyên nhân gây nên hội chứng này.

Kết quả xét nghiệm liều thấp sẽ cho ta biết liệu cơ thể bạn có đang sản xuất ra quá nhiều ACTH hay không. Kết quả xét nghiệm liều cao sẽ cho ta biết vấn đề nằm ở tuyến yên hay nằm ở một cơ quan khác.

Dexamethasone là một steroid do con người tự tổng hợp, tương tự như cortisol. Nó giúp hạn chế sự sản sinh ACTH ở những người bình thường. Vì vậy, dexamethasone sẽ giúp làm giảm nồng độ ACTH và từ đó giúp giảm mức độ cortisol.

Nếu tuyến yên của bạn sản xuất quá nhiều ACTH, bạn sẽ có kết quả bất thường khi được xét nghiệm liều thấp, tuy vậy bạn có thể có một phản ứng bình thường khi thực hiện xét nghiệm liều cao.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone?

Giống như bất kỳ xét nghiệm lấy máu nào khác, bạn có thể bị bỏng rát ở chỗ kim đâm vào. Trong trường hợp hiếm hoi, các tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy máu. Tình trạng này được gọi là viêm tĩnh mạch và có thể được điều trị bằng cách đắp một miếng gạc ấm vài lần mỗi ngày. Tình trạng chảy máu không dứt có thể xảy ra nếu bạn bị rối loạn đông máu hoặc bạn đang uống các loại thuốc kháng đông như warfarin (Coumadin) hoặc aspirin.

Một số bác sĩ cho rằng xét nghiệm nước tiểu tìm cortisol tự do trong vòng 24 giờ chính xác hơn xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone. Giống với xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone, xét nghiệm nước tiểu tìm cortisol tự do trong vòng 24 giờ được sử dụng xác định xem bệnh nhân có bị hội chứng Cushing hay không.

Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận (ACTH) có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm cortisol.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone?

Bạn sẽ không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 10 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm máu vào buổi sáng.

Nhiều loại thuốc có thể thay đổi kết quả của xét nghiệm này. Hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn mà bạn dùng. Bạn có thể phải ngừng uống một số loại thuốc như thuốc tránh thai, aspirin, morphine, methadone, lithium, thuốc ức chế monoamine oxidase [MAOIs], và các thuốc lợi tiểu trong vòng 24 đến 48 giờ trước khi lấy máu.

Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ điều gì liên quan đến việc chuẩn bị, biến chứng, quy trình thực hiện và ý nghĩa kết quả xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone như thế nào?

Đêm trước khi xét nghiệm (thường là vào lúc 11:00 đêm), bạn sẽ uống một viên thuốc có chứa 1 miligam (mg) dexamethasone. Hãy uống thuốc với sữa hoặc thuốc kháng axit để giúp ngăn ngừa đau dạ dày hoặc ợ nóng. Sáng hôm sau (thường là vào lúc 8:00 sáng), một chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu máu của bạn.

Bác sĩ lấy mẫu máu sẽ:

  • Quấn băng đàn hồi xung quanh cánh tay để chặn dòng chảy của máu. Điều này làm cho các tĩnh mạch dưới băng nổi rõ hơn để có thể dễ dàng chích kim vào tĩnh mạch;
  • Làm sạch kim tiêm bằng chất không chứa cồn như povidone-iodine hoặc xà phòng sát khuẩn;
  • Chích kim vào tĩnh mạch. Có thể phải chích nhiều lần;
  • Gắn ống xylanh để chứa máu;
  • Tháo băng khỏi cánh tay khi đã lấy đủ lượng máu;
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn vào vị trí chích kim;
  • Đè lên vết kim chích và sau đó dán băng lại;

Đôi khi, bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone  với liều lượng cao. Đối với xét nghiệm này, bạn sẽ phải uống tới 8 viên thuốc dexamethasone trong 2 ngày và sau đó bác sĩ sẽ đo mức cortisol trong máu và nước tiểu của bạn.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone?

Bạn có thể về nhà sau khi làm xét nghiệm. Bạn thường là không cảm thấy đau khi kim đâm vào và rút ra. Trong vài trường hợp, bạn có thể cảm giác nhói tạm thời như khi bị côn trùng chích hoặc bị cấu.Kết quả thường có sau một vài ngày.

Kết quả xét nghiệm bất thường nghĩa là bạn cần xét nghiệm thêm nữa để xác định đó có phải là hội chứng Cushing hay không. Tương tự, kết quả xét nghiệm bình thường có nghĩa là bạn không mắc hội chứng Cushing.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường được liệt kê trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo bởi các phòng xét nghiệm khác nhau sẽ sử dụng kĩ thuật xét nghiệm khác nhau. Trong tờ báo cáo kết quả của bạn cần phải có khung chuẩn cho kết quả bình thường mà phòng xét nghiệm bạn tới sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ còn sẽ đánh giá kết quả của bạn dựa vào tình trạng sức khỏe cùng các yếu tố khác. Vậy nên đừng quá lo lắng khi kết quả xét nghiệm của bạn không nằm trong khung chuẩn bình thường của bài viết này.

Xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone qua đêm:

Kết quả bình thường

Nồng độ cortisol ít hơn 5 microgam trên mỗi decilít (mg/dL) hoặc ít hơn 138 nanomoles trên mỗi lít (nmol/L).

Kết quả lượng cortisol cao

Nồng độ cortisol cao có thể được gây ra bởi:

  • Hội chứng Cushing.
  • Các căn bệnh khác chẳng hạn như đau tim hoặc suy tim, sốt, ăn uống kém, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), trầm cảm, chán ăn, bệnh tiểu đường hoặc nghiện rượu.
  • Ung thư chẳng hạn như ung thư phổi.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Minh Châu


Bài viết liên quan

Hiến tạng là gì? Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?

Top 4 Bệnh viện và Phòng khám Đa khoa Quốc tế uy tín tại Bình Dương


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo