backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Chỉ số PDW là gì? PDW tăng hay giảm có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 17/10/2022

    Chỉ số PDW là gì? PDW tăng hay giảm có nguy hiểm không? 

    Chỉ số PDW và những ý nghĩa xung quanh chúng là chỉ số giúp bác sĩ đánh giá được những bệnh tiềm ẩn. Vậy chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì? PDW tăng hay giảm mang ý nghĩa như thế nào? 

    Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin liên quan xoay quanh chỉ số này trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi nhé!

    Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì? 

    Chỉ số PDW là gì?

    PDW là từ viết tắt của cụm Platelet Disrabution Width, tức là độ phân bố của tiểu cầu (độ phân bố TC). Tiểu cầu là những mảnh tế bào nhỏ rất quan trọng trong quá trình đông máu. Chúng xuất phát từ các tế bào rất lớn trong tủy xương và được giải phóng vào máu. Khi có chấn thương đối với mạch máu hoặc mô và tình trạng chảy máu bắt đầu diễn ra, các tiểu cầu sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất máu quá nhiều. Khi chỉ số PDW tăng hoặc giảm đi quá nhiều, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tiểu cầu và đi kèm với nhiều bệnh lý khác nhau.

    Việc xét nghiệm đánh giá chỉ số PDW thường được chỉ định cho những đối tượng nào?

    Xét nghiệm đánh giá mức độ phân bố tiểu cầu thường dành cho những đối tượng có triệu chứng của những bệnh hoặc bác sĩ khám lâm sàng nghi ngờ mắc các bệnh như: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh nhiễm khuẩn huyết, bệnh về gan, thận… Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này cùng với những chỉ số của xét nghiệm PLT (tiểu cầu), MPV (thể tích trung bình của tiểu cầu) và P-LCR (tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn) để có thể đưa ra chẩn đoán về các bệnh lý.

    Chỉ số PDW cao có nguy hiểm không?

    Chỉ số PDW là gì?

    1. Chỉ số PDW bình thường dao động ở mức nào? Chỉ số này tăng cao có nguy hiểm không?

    Chỉ số này là kết quả xét nghiệm máu và thường sẽ dao động từ 10 – 17,9%. Khi chỉ số này cao hơn 18%, người bệnh có thể đối mặt với những bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh nhiễm trùng máu.

    2. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số PDW cao có ý nghĩa là gì?

    Chỉ số PDW tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau:

    Ung thư phổi

    Ung thư phổi có 2 loai: ung thư phổi tế bào nhỏ (còn gọi là SCLC) và ung thư phổi tế bào lớn (NSCLC). Chỉ số này ở những người mắc phải bệnh ung thư phổi (đặc biệt là người mắc phải ung thư phổi tế nhỏ) tăng cao hơn so với những người bình thường. Bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số này cùng với những chỉ số khác để tiến hành xét nghiệm và điều trị bệnh.

    Bệnh hồng cầu hình liềm

    Bệnh hồng cầu hình liềm là bệnh về máu khiến cho hồng cầu bị biến dạng (thành hình lưỡi liềm). Tình trạng hồng cầu bị biến dạng này dễ dàng bị phá vỡ liên tục, làm gia tăng nồng độ bilirubin trong máu. Bệnh hồng cầu hình liềm là loại bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh.

    Bệnh nhiễm trùng máu

    Bệnh nhiễm trùng máu là tình trạng bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng. Các chỉ số MPV và PDW là 2 chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh nhiễm trùng huyết và phân biệt được mức độ nặng nhẹ. Ngoài ra, các chỉ số này còn được dùng để ước tính tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng huyết.

    Chỉ số PDW giảm trong trường hợp nào? Có nguy hiểm không?

    Nếu chỉ số PDW tăng đại diện cho dấu hiệu của các bệnh lý hiểm nghèo thì giảm chỉ số PDW có ý nghĩa là gì? Chỉ số này sẽ giảm khi người bệnh gặp vấn đề về gan, thận do sử dụng quá nhiều rượu, bia. Ngoài ra, nó còn do tác động đáng kể bởi độ tuổi, kháng nguyên carcinoembryonic (CEA), giai đoạn của khối u, giai đoạn của tuyến giáp và giai đoạn di căn của khối u. Hơn nữa, ở người mắc phải bệnh ung thư dạ dày, chỉ số PDW giảm đồng nghĩa với thời gian sống của người bệnh ngắn hơn.

    Trước khi xét nghiệm chỉ số PDW cần làm gì?

    chỉ số pdw trong xét nghiệm máu là gì, cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm

    Nếu bác sĩ không căn dặn gì trước khi xét nghiệm máu, bạn có thể tham khảo một số hoạt động nên làm trước khi thực hiện xét nghiệm để nhận được kết quả chính xác nhất như sau:

    • Uống đủ nước, ưu tiên nước lọc: Khi bạn được cung cấp đủ nước, lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên và kỹ thuật viên lấy máu dễ dàng tiếp cận các tĩnh mạch của bạn hơn.
    • Hỏi rõ bác sĩ về chế độ ăn uống: Đối với một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn trong khoảng từ 8 – 12 giờ trước khi làm xét nghiệm nhưng có một số loại xét nghiệm khác thì không cần nhịn. Do đó, để tránh mất sức trong quá trình chờ đợi làm xét nghiêm, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
    • Không dùng chất kích thích: Bạn không nên sử dụng thuốc lá, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… trước khi xét nghiệm.
    • Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng: Bạn cần cho bác sĩ biết rõ về các loại thuốc đang dùng vì có một số loại thuốc không nên dùng trước khi xét nghiệm máu để kết quả xét nghiệm chính xác.

    Hy vọng các thông tin trên đây của Hello Bacsi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn chỉ số PDW là gì và các vấn đề xoay quanh chỉ số này nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 17/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo