Tuyến giáp là một tuyến có hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ tiết ra nhiều loại hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất… Các hormone này cũng đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng thể chất và cảm xúc của bạn, chẳng hạn như sợ hãi, phấn khích và vui vẻ.
Bệnh viêm giáp (viêm tuyến giáp) là gì?
Viêm giáp (viêm tuyến giáp) là tình trạng viêm (sưng) tuyến giáp. Đây là một tuyến nhỏ ở dưới cổ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quá trình chuyển hóa. Viêm có thể dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc giảm hoạt động (suy giáp).
Loại phổ biến nhất của viêm giáp là chứng viêm giáp Hashimoto. Các dạng viêm giáp khác như viêm giáp bán cấp và viêm giáp thầm lặng cũng có thể dẫn đến cường giáp. Viêm giáp hậu sản cũng có thể xảy ra ở phụ nữ vừa mới sinh.
Viêm giáp có thể dẫn đến cả hai triệu chứng tuyến giáp hoạt động quá mức và giảm hoạt động tùy thuộc vào giai đoạn của nó.
Vậy những ai thường mắc phải bệnh viêm giáp (bệnh viêm tuyến giáp)? Theo các chuyên gia sức khỏe bệnh có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Phụ nữ mắc chứng này nhiều hơn nam giới gấp 10 lần.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm giáp (viêm tuyến giáp)
Triệu chứng bệnh viêm tuyến giáp phụ thuộc vào loại viêm giáp và độ nặng của bệnh. Các triệu chứng phổ biến ở giai đoạn sớm là tuyến giáp sưng to, đôi khi đau và cảm giác bị căng, khô mắt và khô miệng. Có loại viêm giáp không đau.
Các triệu chứng của viêm giáp cũng có thể khá giống với triệu chứng của cường giáp. Bao gồm sụt cân, thèm ăn nhiều, tiêu chảy, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nhịp tim nhanh, lo âu, nhạy cảm với cái nóng và run.
Ngoài ra, ở một giai đoạn của viêm giáp sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh suy giáp. Triệu chứng có thể là tăng cân nhưng chán ăn, táo bón, mệt mỏi, trầm cảm, nhạy cảm với lạnh và yếu mệt.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!