- Bệnh máu khó đông
- Một số dạng bệnh khiếm thị
- Rối loạn hoạt động miễn dịch
- Loạn dưỡng cơ
- Teo cơ tủy (SMA)
3. Liệu pháp gen có an toàn không?
Để xác định độ an toàn của liệu pháp gen, bạn cần tìm hiểu về những thành tựu và tác dụng phụ của liệu pháp này trước.
Những thành tựu liệu pháp gen đã đạt được
Liêu pháp gen đã có một số thành tựu khả quan trong việc chữa một số bệnh nhất định.
• Thành tựu trong điều trị loạn dưỡng cơ: Một đánh giá tổng quan năm 2016 đã nêu bật một số kết quả hứa hẹn trong điều trị bệnh này bằng liệu pháp gen.
• Thành tựu trong điều trị ung thư máu: Từ năm 2013, liệu pháp gen đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân ung thư máu trong các thử nghiệm lâm sàng. Năm 2017, một liệu pháp gen có tên là liệu pháp tế bào CAR-T đã được FDA chấp thuận dùng trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL).
• Thành tựu trong điều trị bệnh viêm võng mạc sắc tố (gây mù lòa) và bệnh máu khó đông: Việc sử dụng liệu pháp gen trong điều trị 2 bệnh trên đã mang lại một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của người được điều trị bắt đầu phản ứng với virus và liệu pháp này ngưng phát huy tác dụng. Các thử nghiệm lâm sàng cũng không đem lại nhiều kết quả khả quan như mong muốn.
Việc thử nghiệm liệu pháp gen cho điều trị bệnh suy tim và bệnh Parkinson không đem lại nhiều kết quả.
Bên cạnh một số thành tựu đạt được, liệu pháp gen vẫn đang trong thời gian nghiên cứu để xác định hiệu quả chữa bệnh. Nhiều liệu pháp gen mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu để đánh giá mức độ an toàn, những nghiên cứu trong tương lai sẽ tiếp tục xác định hiệu quả điều trị.
Những tác dụng phụ của liệu pháp gen

Cũng giống như các liệu pháp điều trị khác, liệu pháp gen cũng có những tác dụng phụ nhất định.
Tác dụng phụ lâu dài
Tác dụng phụ lâu dài của liệu pháp gen có thể chưa được đánh giá đầy đủ, vì đây là một liệu pháp rất mới và có tác dụng phụ lâu dài chỉ xảy ra nhiều năm sau khi tiếp nhận điều trị. Các tác dụng phụ lâu dài của liệu pháp gen vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và ghi nhận.
Tác dụng phụ ngay sau khi điều trị
- Sốt
- Đau đầu
- Tụt huyết áp
- Buồn nôn, nôn
- Ớn lạnh nghiêm trọng
Những tác dụng phụ trên là do hệ miễn dịch phản ứng với virus. Những triệu chứng này thường sẽ dần thuyên giảm trong vòng 24–48 giờ sau khi truyền tĩnh mạch.
Các tác dụng phụ khác còn tùy thuộc vào từng loại virus “vector” và cách đưa gen vào cơ thể. Ví dụ như nếu gen được đưa vào phổi của bệnh nhân, tác dụng phụ có thể xảy ra ở phổi.
Một số tác dụng phụ về mặt lý thuyết
Tác dụng phụ về mặt lý thuyết là những tác dụng phụ được dự đoán là có thể xảy ra nhưng chưa thực sự xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng. Liệu pháp gen có một số tác dụng phụ về mặt lý thuyết như:
• Gen có thể đi vào tế bào khỏe mạnh, khiến các tế bào khỏe mạnh bị tổn thương và gây ung thư hay các bệnh khác.
• Các gen được đưa vào các tế bào giao tử có thể làm ảnh hưởng tới nguyên liệu di truyền của tinh trùng hoặc trứng và gây ảnh hưởng tới thế hệ sau.
Các nhà nghiên cứu rất cẩn thận kiểm soát những biến chứng không mong muốn của liệu pháp gen và thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên mô hình động vật trước khi thử nghiệm trên người.
Một số nghiên cứu đã cho thấy một số liệu pháp gen có thể mang tới nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe như nhiễm độc, gây viêm và thậm chí ung thư hay nhiều nguy cơ vẫn chưa thể được dự đoán. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các nhà khoa học và các tổ chức điều hành đã rất nỗ lực để đảm bảo độ an toàn của liệu pháp gen.
Bên cạnh đó, nhiều bộ luật, điều lệ và hướng dẫn giúp bảo vệ quyền lợi của những người tham gia nghiên cứu/thử nghiệm lâm sàng đã ra đời. FDA kiểm soát tất cả những liệu pháp gen ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Bất kỳ ai muốn thử nghiệm liệu pháp gen đều phải được sự cho phép của FDA. Bất cứ khi nào có nghi ngại về độ an toàn của một liệu pháp gen, FDA có thẩm quyền từ chối cấp phép hoặc ngừng thử nghiệm lâm sàng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!