Hải sản là một trong những thực phẩm phổ biến những rất dễ gây dị ứng. Thế nên, việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc dị ứng hải sản phải làm sao, cách trị dị ứng hải sản hay dị ứng hải sản uống thuốc gì được mọi người rất quan tâm.
Sau khi ăn hải sản, nếu gặp phải những dấu hiệu như ngứa cổ, nổi mẩn đỏ trên cơ thể, tiêu chảy, thậm chí khó thở, đau bụng dữ dội… thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp trước khi tình trạng dị ứng hải sản trở nặng.
Dị ứng hải sản là gì?
Dị ứng hải sản là gì?
Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến nhất. Đây cũng là một trong những loại dị ứng nguy hiểm nhất, có khả năng làm tăng số lượng người nhập viện cấp cứu do dị ứng thức ăn cao hơn với các loại dị ứng khác.
Trong hải sản chứa rất nhiều protein bổ dưỡng nhưng cũng có một số protein “lạ”. Khi ăn vào cơ thể các protein “lạ” này đóng vai trò là kháng nguyên, làm kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra, khi ăn phải những loại hải sản có nồng độ histamin cao thì tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị dị ứng. Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng bất thường với protein của một số loại hải sản. Tình trạng này gồm nhiều loại khác nhau, ví dụ như dị ứng hàu, dị ứng tôm, cá, cua, mực, sò… Đôi khi, các triệu chứng dị ứng hải sản có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên bạn sẽ cần có biện pháp can thiệp kịp thời ngay khi cơ thể có biểu hiện bất thường sau khi ăn hải sản.
Mức độ phổ biến của dị ứng hải sản
Theo ước tính của các chuyên gia sức khỏe, có khoảng 1% dân số trên toàn cầu bị dị ứng hải sản. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ trong độ tuổi thiếu niên và người trưởng thành. Khoảng 20% số người bị dị ứng hải sản sẽ hết dị ứng theo thời gian.
Những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng hải sản là gì?
Nhiều người thường băn khoăn triệu chứng dị ứng hải sản là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, triệu chứng dị ứng hải sản thường gặp bao gồm:
- Phát ban (nổi mề đay), ngứa da sưng tấy (phù mạch)
- Ăn hải sản bị sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể
- Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa
- Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu
- Ngứa ran trong miệng hay cổ họng…
Dị ứng có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Tình trạng này cần được cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi điều trị bằng việc tiêm epinephrine (adrenaline).
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ do dị ứng hải sản bao gồm:
- Co thắt thanh quản gây ngạt thở
- Sốc với huyết áp sụt giảm nghiêm trọng
- Mạch, tim đập nhanh
- Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh
Đôi khi, bạn có thể gặp phải tình trạng khó thở do hít phải khói khi hải sản đang được nấu chín và trong các nhà máy chế biến hải sản. Trẻ em có tiền sử bệnh hen suyễn có nhiều nguy cơ bị dị ứng nghiêm trọng với hải sản hơn.
Bị dị ứng hải sản phải làm sao, dị ứng hải sản uống thuốc gì hay khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Câu trả lời là bạn hãy gặp một bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng nếu bạn có triệu chứng dị ứng thực phẩm trong thời gian ngắn sau khi ăn. Tìm cách điều trị khẩn cấp nếu bạn phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ nêu trên.
Bạn có thể gặp các dấu hiệu dị ứng hải sản không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn có thể quan tâm:
Nguyên nhân nào gây ra dị ứng hải sản?
Bị dị ứng hải sản là do đâu? Câu trả lời là dị ứng hải sản hay tất cả các phản ứng dị ứng thức ăn gây ra bởi hệ miễn dịch phản ứng thái quá. Hệ miễn dịch coi một loại protein của các loại hải sản (bao gồm cả hải sản có vỏ hay thân mềm) là có hại, dẫn đến việc sản xuất các kháng thể với protein đó (chất gây dị ứng). Lần sau khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ giải phóng ra histamine và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
Các loại hải sản có nguy cơ gây dị ứng cao:
Theo các chuyên gia sức khỏe, các nhóm hải sản chính có thể gây ra phản ứng dị ứng là:
- Động vật có xương sống (cá có xương sống): cá đuối, cá ngừ, cá chình, cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá hồi, cá tuyết chấm đen…
- Động vật không xương sống: Bạch tuộc, mực, mực, bào ngư, hải sâm (sên biển)…
- Động vật có vỏ: Tôm, tôm hùm, tôm càng Úc, cua, ghẹ, hàu, vẹm, nghêu…
Bạn có thể quan tâm
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dị ứng hải sản?
Gia đình có người bị dị ứng hải sản hay các bệnh lý dị ứng khác cũng làm tăng nguy cơ dị ứng hải sản cho bạn. Ngoài ra, tuy dị ứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng dị ứng hải sản thường phổ biến hơn ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ. Ở trẻ em, dị ứng hải sản phổ biến hơn ở các bé trai.
Có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị ứng hải sản?
Quá trình chẩn đoán dị ứng hải sản thường bao gồm những thủ thuật sau:
- Thăm khám lâm sàng với những câu hỏi xoay quanh triệu chứng nhằm loại trừ các vấn đề khác
- Kiểm tra da
- Xét nghiệm máu để định lượng kháng thể IgE đặc hiệu.
Bị dị ứng hải sản nên làm gì? Dị ứng hải sản bị ngứa phải làm sao?
Cách duy nhất để ngăn chặn phản ứng dị ứng với hải sản là tránh các loại hải sản, bao gồm cả những loại có vỏ hay thân mềm. Tuy nhiên, dù nỗ lực cách nào, bạn vẫn có thể tiếp xúc với hải sản. Nguyên do là bởi, một số loại thức ăn chế biến sẵn đôi khi có thành phần là hải sản nhưng nhà cung cấp không ghi rõ thông tin.
Vậy một khi bị dị ứng hải sản phải làm sao hay dị ứng hải sản uống thuốc gì? Ở mức độ dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn tự điều trị bằng thuốc dị ứng hải sản như thuốc kháng histamine. Đây là cách chữa dị ứng hải sản giúp làm giảm dấu hiệu và triệu chứng như phát ban trên da và da bị ngứa.
Trường hợp bị dị ứng hải sản nghiêm trọng (sốc phản vệ) với hải sản, bạn có thể cần tiêm khẩn cấp epinephrine (adrenaline). Ngoài ra, nếu không may nhà bạn có con nhỏ bị dị ứng, thì bạn cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu bé có những dấu hiệu dị ứng hải sản ở trẻ em.
Bạn có thể quan tâm
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa dị ứng hải sản?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn dị ứng hải sản:
- Nên tìm hiểu kỹ thành phần món ăn trước khi ăn ở một quán lạ.
- Tránh ăn tại một nhà hàng hải sản hoặc mua bán ở chợ cá. Một số người phản ứng ngay cả khi họ hít phải hơi nước hoặc hơi nấu bốc ra từ món hải sản có vỏ. Tình trạng lây nhiễm chéo cũng có thể xuất hiện trong các cơ sở phục vụ đồ hải sản. Nguyên nhân là do các dụng cụ dùng để chế biến hải sản tại nhà hàng có thể được dùng để chế biến các thực phẩm khác.
- Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận. Các công ty sản xuất được yêu cầu phải ghi rõ các sản phẩm thực phẩm của họ có chứa hải sản. Tuy nhiên, họ không cần phải công bố trên nhãn nếu sản phẩm có chứa hải sản thân mềm, như sò điệp và hàu. Hãy thận trọng với các loại thực phẩm có chứa thành phần mơ hồ như “hương vị hải sản”, “nguồn gốc từ cá”.
- Hãy cho mọi người biết. Trong khi bay, nếu chuyến bay có phục vụ bữa ăn, hãy hỏi tiếp viên xem có cá hoặc hải sản có vỏ trong các món ăn được chuẩn bị và phục vụ không. Hãy nói với sếp của bạn hay trường học và người chăm sóc con bạn về nguy cơ dị ứng. Việc này sẽ giúp những người chăm sóc con bạn biết cách xử lý khi trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh có những chuyển biến xấu. Đồng thời, bạn có thể nhắc người đãi tiệc về nguy cơ dị ứng của bạn khi bạn nhận lời mời dự tiệc.
- Nếu bị dị ứng hải sản với loại nào thì bạn nên tránh ăn các loại hải sản đó. Ví dụ như bạn dị ứng cua, tôm, hàu, bạch tuộc thì cách tốt nhất là không ăn các loại hải sản này.
- Không nên kết hợp hải sản với các thực phẩm giàu vitamin C. Nguyên nhân là do trong hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Thông thường những chất này không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu ăn kèm với một lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì asen pentavenlent có thể chuyển hóa thành asen trioxide. Bạn có thể bị ngộ độc thạch tín cấp tính, nặng hơn thì nguy hiểm đến tính mạng.
- Hải sản thuộc tính hàn, vì thế khi ăn tốt nhất, bạn nên tránh ăn kèm với các loại thực phẩm có tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê hay các loại đồ uống có gas, nước lạnh… điều này dễ gây khó chịu, bụng đầy hơi và khó tiêu.
- Khi mới ăn những món hải sản lạ thì bạn nên thử từng ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể.
- Đối với trẻ em, để tránh tình trạng dị ứng hải sản ở trẻ em, do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ cũng sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng, ngộ độc. Ngoài ra, bạn không nên cho bé thử các loại hải sản lạ. Thậm chí cả với những loại hải sản thông thường, cha mẹ cũng chỉ nên tập bé ăn thử một ít. Nếu sau đó bạn thấy an toàn thì mới cho bé ăn tăng lên.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích. Việc uống rượu bia sau khi bị dị ứng hải sản có thể khiến bạn gặp phải tình trạng rối loạn phản ứng tuần hoàn. Điều này sẽ khiến tình trạng dị ứng diễn tiến nghiêm trọng và phức tạp hơn.
- Tránh ăn đồ cay nóng. Một số loại thực phẩm như ớt, tiêu hay đồ ăn nhanh có thể khiến kích thích dạ dày, gây khó tiêu.
- Luôn đem theo thuốc dị ứng bên người.
Bạn có thể quan tâm
Một số lưu ý khi bạn bị dị ứng hải sản
- Dị ứng hải sản bị ngứa phải làm sao? Hãy hạn chế gãi ngứa. Các biểu hiện như phát ban hoặc nổi mề đay sẽ khiến cho bạn thấy ngứa ngáy toàn thân. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế gãi ngứa do việc này chỉ khiến cơ thể thấy ngứa ngáy hơn, đồng thời, dễ làm trầy xước, tổn thương da.
- Khi phát hiện bản thân hay người thân bị dị ứng hải sản, điều đầu tiên bạn nên làm là kích thích gây nôn giúp đẩy phần thức ăn khiến bạn bị dị ứng ra khỏi cơ thể.
- Dị ứng hải sản phải làm sao? Gợi ý là khi dị ứng hải sản, bạn có thể pha một ít mật ong với nước ấm để uống. Do thành phần chứa trong mật ong có một số vitamin có thể làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra. Nếu bạn bị dị ứng tôm, bạn có thể pha một cốc nước chanh ấm để uống, giúp giảm các triệu chứng dị ứng hải sản.
- Nếu bạn bị nổi ban đỏ trên da hoặc bụng đầy hơi, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn có thể đập giập 1 ít gừng để pha chung nước nóng. Đợi nước nguội bớt và uống giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Mỗi ngày, bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước. Điều này không những giúp thanh lọc cơ thể, mà còn có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng hải sản.
Trên đây là những chia sẻ của Hello Bacsi về triệu chứng, cách xử lý dị ứng hải sản nên làm gì, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmr]