backup og meta

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai: Dùng đúng tăng hiệu quả ngừa thai đến 99%

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai: Dùng đúng tăng hiệu quả ngừa thai đến 99%

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai có thể giúp bạn ngừa thai hiệu quả. Song, để áp dụng đúng cách và tận dụng tối đa hiệu quả của phương pháp ngừa thai này, bạn cần biết những thông tin quan trọng sau đây.

Uống thuốc tránh thai là một biện pháp ngừa thai rất phổ biến và được phái đẹp tin tưởng chọn lựa: thuốc tránh thai. Hiệu quả của nó thì không cần bàn tới (đạt 99% nếu uống chính xác liều lượng). Tuy nhiên, không nhiều người biết về cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai. Vậy, thuốc tránh thai hoạt động theo cơ chế nào? 

Thuốc tránh thai là gì?

Thuốc tránh thai, hay thuốc tránh thai nội tiết tố, là một loại thuốc uống hàng ngày bao gồm các hormon tổng hợp giúp bạn tránh thai.

Có hai loại thuốc tránh thai hàng ngày: thuốc kết hợp và thuốc đơn thuần. Thuốc tránh thai kết hợp có tác dụng trên cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, còn thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có tác dụng ngoại biên.

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

1. Thuốc tránh thai kết hợp

Đây là loại thuốc chứa hai loại hormone là progesterone và estrogen. Nó có tác dụng ngăn sự phát triển của các nang trứng, và ngăn sự rụng trứng, làm thay đổi dịch nhầy của cổ tử cung khiến tinh trùng khó đi vào tử cung. Đồng thời, thuốc cũng làm cho nội mạc tử cung không tương thích cho việc làm tổ, khiến trứng không thể làm tổ trong tử cung.

Đối với loại này, nếu quên uống, bạn có thể xử lý theo cách sau:

– Quên uống 1 viên, bất cứ thời điểm nào trong vỉ thuốc, phát hiện được trong ngày hôm sau: Uống ngay viên thuốc bị quên ngay khi nhớ ra, sớm nhất có thể được. Đêm hôm đó, bạn vẫn tiếp tục uống viên thuốc thường lệ. Tiếp tục đến hết vỉ. Không cần phải áp dụng tránh thai bổ sung.

– Quên uống 2 viên của 2 ngày liên tiếp nhau.

Vỉ thuốc chỉ mới bắt đầu chưa đến 7 ngày: Bạn uống bù một viên bị quên ngay khi phát hiện, sớm nhất có thể được. Ngày hôm đó vẫn tiếp tục uống một viên. Từ ngày hôm sau, tiếp tục vỉ thuốc bình thường. Phải dùng một biện pháp tránh thai bổ sung nếu có giao hợp sau đó, cho đến khi đã bắt đầu thuốc lại tối thiểu 7 ngày.

Khi đã uống thuốc được tối thiểu 7 ngày: xử lý như trên nhưng không cần phải dùng biện pháp tránh thai bổ sung.

2. Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai đơn thuần

Chỉ chứa hormone progesterone nên thuốc tránh thai đơn thuần được chỉ định cho cả phụ nữ chưa có con và cả phụ nữ đang cho con bú. Nó không làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra cũng như chất lượng sữa.

Cơ chế hoạt động của loại thuốc tránh thai này là ngăn cản sự rụng trứng và làm dày lớp dịch nhầy cổ tử cung, gây khó khăn cho tinh trùng khi xâm nhập vào sâu trong tử cung. 

Đây là dành cho thuốc ngừa thai đơn thuần có progesterone thế hệ mới. Hiệu quả của thuốc tránh thai hàng ngày chỉ có khi bạn uống đều đặn mỗi ngày, vào cùng một khung giờ. Chỉ cần uống muộn hơn 12 giờ là phải uống ngay một viên khi nhớ và sau đó uống viên thuốc như thường lệ như cũ và kèm sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác. 

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc tránh thai cũng gây ra tác dụng phụ đối với những người lần đầu tiên uống. Bạn có thể gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn, đau tức ngực, chuột rút, đầy hơi, tăng cân vì cơ thể bị tích nước, đau nửa đầu. Thông thường, các tác dụng phụ này chỉ ở mức độ nhẹ và sẽ biến mất sau 1–3 tháng. Nếu tình trạng của bạn ở mức nghiêm trọng hoặc kéo dài triền miên, cần hỏi bác sĩ phụ khoa để đổi loại thuốc khác.

Những tác dụng khác của thuốc tránh thai

Giảm đau bụng kinh

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nữ giới sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày sẽ ít bị đau bụng kinh hơn so với những người không dùng. Điều này được lý giải là trong kỳ kinh, các nội tiết tố như lượng estrogen và progesterone giảm, trong khi prostaglandin tăng gây co bóp tử cung và làm giảm lượng máu đến tử cung – nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Uống thuốc tránh thai hàng ngày, cơ thể sẽ được bổ sung lượng estrogen và progesterone, giúp giảm những cơn đau bụng kinh không mong muốn.

cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Trị mụn trứng cá

Nếu bạn bị những đốm mụn đáng ghét bám theo dai dẳng mà nguyên nhân là do nội tiết tố, rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng viên uống tránh thai. Các hormone trong thuốc tránh thai có khả năng ngăn chặn sự hình thành của mụn.

cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Điều hòa kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Trong đó, có những nguyên nhân liên quan cả estrogen và progesterone. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ định thuốc ngừa thai cho người bị rối loạn kinh nguyệt để điều hòa lại kỳ kinh. 

Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Với những bạn gái chưa kết hôn và chưa có ý định sinh con, bác sĩ thường dùng thuốc ngừa thai đơn thuần hay phối hợp để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Thuốc tránh thai sẽ giúp kinh nguyệt của bạn đều hơn, làm giảm các triệu chứng nam hóa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What You Should Know About Long-Term Use of The Pill

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/combination-birth-control-pills/about/pac-20385282

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/in-depth/birth-control-pill/art-20045136

Ngày cập nhật: 17/5/2021

Birth control of pills

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/contraception/contraception_guidance.htm

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/unintendedpregnancy/pdf/contraceptive_methods_508.pdf

Ngày cập nhật: 17/5/2021

https://healthcare.utah.edu/womenshealth/gynecology/birth-control.php

Ngày cập nhật: 17/5/2021

Phiên bản hiện tại

17/05/2021

Tác giả: Hà Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Bạn nên làm gì nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai?

Uống thuốc tránh thai hàng ngày có hại không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Hà Vũ · Ngày cập nhật: 17/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo