Trong một vài trường hợp rất hiếm, HSV-1 có thể truyền từ mẹ nhiễm herpes sinh dục sang con trong khi sinh.
4. Các trường hợp phức tạp do virus herpes type I gây ra
♦ Bệnh nghiêm trọng
Ở người suy giảm miễn dịch như người bị nhiễm HIV, HSV-1 có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn và thường tái phát hơn. Hiếm gặp hơn nữa, nhiễm HSV-1 có thể dẫn đến viêm não hoặc viêm giác mạc (nhiễm virus HPV-1 ở mắt).
♦ Herpes sơ sinh
Herpes sơ sinh có thể xảy ra khi bé sơ sinh tiếp xúc với HSV trong ống sinh dục lúc chào đời. Đây là tình trạng hiếm gặp, xảy ra khoảng 10 bé trên 100.000 trẻ mới sinh trên toàn thế giới nhưng có thể dẫn đến các di chứng não hoặc tử vong. Nguy cơ của herpes sơ sinh cao nhất khi người mẹ nhiễm HSV lần đầu tiên vào 3 tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ đã mắc HSV trước khi mang thai có nguy cơ rất thấp lây HSV cho bé sơ sinh.
5. Tác động tâm lý xã hội
Herpes miệng tái phát thường gây khó chịu cho người mắc. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến các phiền muộn và kỳ thị của xã hội. Với herpes sinh dục, những yếu tố này có tác động quan trọng lên chất lượng cuộc sống và quan hệ tình dục.
6. Chữa trị virus herpes type I
Thuốc chống virus như acyclovir, famciclovir và valacyclovir là các thuốc có tác dụng cho người bị nhiễm HSV. Chúng giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thường xuyên của các triệu chứng nhưng không thể chữa khỏi bệnh.
7. Phòng ngừa virus herpes simplex type I

HSV-1 lây lan chủ yếu trong đợt bùng phát của herpes miệng nhưng cũng có thể lây khi không có triệu chứng. Người có các triệu chứng của herpes miệng nên tránh tiếp xúc bằng miệng với người khác hoặc chia sẻ các đồ vật đã tiếp xúc với nước bọt. Họ cũng nên bỏ sinh hoạt tình dục qua đường miệng để tránh lây herpes đến vùng sinh dục của bạn tình. Các cá nhân đang có các triệu chứng của herpes sinh dục không nên sinh hoạt tình dục.
Người đã mắc virus HSV-1 không gặp nguy cơ mắc thêm HSV-1 nhưng họ vẫn có thể nhiễm HSV-2.
Việc sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên giúp phòng ngừa sự lây truyền của herpes sinh dục. Dù sao đi nữa, bao cao su chỉ có thể giảm nguy cơ lây nhiễm vì herpes sinh dục có thể lây truyền ở những vùng không được che phủ bởi bao cao su.
Phụ nữ mang thai có các triệu chứng của herpes sinh dục nên báo cho bác sĩ khi thăm khám định kỳ. Phòng ngừa nhiễm herpes sinh dục đặc biệt quan trọng với phụ nữ vào 3 tháng cuối thai kỳ vì đó là thời gian mà nguy cơ bệnh não sơ sinh do herpes cao nhất.
Có nhiều nghiên cứu vaccine HSV đang được tiến hành để giúp cộng đồng khống chế căn bệnh này nhưng vẫn chưa có loại vaccine nào được chính thức sử dụng.
Virus herpes simplex type II
HSV-2 là một bệnh lây qua đường tình dục hàng đầu gây ra herpes sinh dục trên toàn thế giới. Bên cạnh HSV-1, HSV-2 là nguyên nhân chính của herpes sinh dục. Người bị nhiễm HSV-2 sẽ phải chung sống với virus trọn đời không thể chữa khỏi.
1. Herpes simplex type II phổ biến như thế nào?

Gần 417 triệu người trên toàn thế giới đang sống với virus. Tỷ lệ của nhiễm HSV-2 cao nhất ở châu Phi (31,5%), theo sau là châu Mỹ (14,4%).
Phụ nữ nhiễm HSV-2 nhiều hơn nam giới. Trong năm 2012, gần 267 triệu phụ nữ và 150 triệu nam giới bị nhiễm bệnh, bởi vì sự lây nhiễm từ nam sang nữ qua đường tình dục cao hơn từ nữ sang nam.
2. Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm virus herpes simplex type II (HSV-2)

Herpes sinh dục thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng trung bình không được ghi nhận lại. Hầu hết người nhiễm không biết mình đã nhiễm virus. Khoảng 10-20% người nhiễm HSV-2 đã bị herpes sinh dục trước đó.
Khi triệu chứng xảy ra, herpes sinh dục thường có một hay nhiều mụn rộp hoặc vết loét ở vùng hậu môn, sinh dục. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, đau nhức người và sưng hạch lympho (sưng hạch bạch huyết).
Sau đợt nhiễm herpes sinh dục HSV-2 đầu tiên, các triệu chứng khi tái phát xảy ra thường xuyên nhưng không nghiêm trọng như đợt đầu. Mức độ tái phát có xu hướng giảm theo thời gian. Người đã nhiễm HSV-2 có thể thấy ngứa ngáy, những cơn đau ngắn ở chân, hông, mông trước khi xuất hiện loét sinh dục.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!