Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vậy tiền ung thư cổ tử cung sẽ có những dấu hiệu nào, nguyên nhân gây bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe ngay sau đây nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản - Nhi Phúc Hậu Biên Hòa
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vậy tiền ung thư cổ tử cung sẽ có những dấu hiệu nào, nguyên nhân gây bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe ngay sau đây nhé!
Ung thư cổ tử cung thường thường gặp ở phụ nữ từ 30 – 50 tuổi. Đây là loại ung thư xếp thứ 4 trong những loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Bệnh hình thành ở cổ tử cung là cơ quan nối giữa tử cung và âm đạo. Bệnh có nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào lát (SCC) Squamous cell carcinoma. Loại ung thư này chiếm khoảng 70-85% tổng số các trường hợp ung thư cổ tử cung và thường xảy ra do nhiễm vi-rút gây u nhú ở người (HPV). Còn lại là Adenocarcinoma (20-25%) . Ngoài ra, ung thư cổ tử cung còn có các loại khác tỷ lệ rất hiếm như: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư mô liên kết tuyến, ung thư hắc tố và u lympho.
Ở giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung, các tế bào biểu mô bất thường mới bắt đầu xuất hiện trong lớp lót cổ tử cung mà chưa xâm lấn sâu xuống mô chính và chưa lan sang các bộ phận khác. Các dạng tiền ung thư này có sự tiến triển từng giai đoạn như ASC-US, CIN1, CIN2,CIN 3. Thời gian để những tổn thương tiền ung thư cổ tử cung trở thành ung thư cổ tử cung thường lên tới 10 năm hoặc hơn, một số trường hợp hiếm gặp thì thời gian này có thể ngắn hơn.
Nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm ít nhất 1 tuýp của vi rút lây qua đường tình dục HPV (Human Papillomavirus) như 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82. Trong đó khoảng 2/3 số ung thư cổ tử cung là do tuýp HPV 16 và 18.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dẫn tới khả năng bị nhiễm ung thư cổ tử cung bao gồm:
Dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung, cơ thể thường không có triệu chứng rõ rệt. Do đó, bạn cần đi phết cổ tử cung định kỳ để kiểm tra các tế bào ung thư. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám:
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, bạn cần phát hiện chẩn đoán sớm để có những phương án điều trị phù hợp. Hiện nay, để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cổ tử cung, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như:
Hãy đọc thêm: Đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có con được không?
Tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đang là cách sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, bạn cần lưu ý:
– Trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo
– Khi đang có kinh nguyệt không nên tiến hành xét nghiệm, nên thực hiện sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 – 5 ngày
– Nên điều trị viêm nhiễm âm đạo (nếu có) trước khi làm xét nghiệm.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ, giai đoạn diễn tiến mà tiền ung thư cổ tử cung có thể tự biến mất và không cần điều trị. Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ chỉ định theo dõi định kỳ mà chưa can thiệp ngay. Ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:
Ung thư cổ tử cung được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao, bệnh nhân có thể sống trên 5 năm. Các giai đoạn phát triển của bệnh sẽ quyết định tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung:
Hãy đọc thêm: Điều trị ung thư cổ tử cung bằng những phương pháp nào?
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và bảo vệ sức khỏe sinh sản, phụ nữ cần lưu ý:
Hãy đọc thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không?
Ngày nay, bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Do đó, nếu được chẩn đoán đang mắc tiền ung thư cổ tử cung thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy tuân theo các chỉ định của bác sĩ và điều trị theo đúng phác đồ. Chúc bạn sẽ có những kết quả tích cực và luôn giữ tinh thần lạc quan. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!