backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Kiến Bình · Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

    Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

    Rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ung thư cổ tử cung sống được bao lâu. Bạn có thể sống 5 năm, 10 năm và thậm chí lâu hơn nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị.

    Theo số liệu mới nhất của GLOBOCAN, năm 2020, ung thư cổ tử cung đã cướp đi sinh mạng của khoảng 340.000 phụ nữ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, số ca mắc mới là khoảng 4.000 trường hợp và gần 2.200 trường hợp tử vong.

    Có thể nói, ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm hàng đầu đối với phụ nữ. Thế nhưng, ung thư cổ tử cung có chữa được không? Ung thư tử cung sống được bao lâu? Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ phần nào giúp bạn tìm được đáp án cho những băn khoăn trên.

    Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

    Không có ai có thể trả lời chính xác cho câu hỏi người bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bạn bị ung thư cổ tử cung giai đoạn nào, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị ra sao,…

    Căn cứ vào số liệu của Viện Ung thư Quốc gia (NCI), các nhà nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung.

    Tuy nhiên, bạn cần biết rằng tỷ lệ này chỉ là ước tính và được đưa ra dựa trên số liệu được thu thập từ rất nhiều người cùng mắc 1 loại ung thư nên nếu so sánh giữa các cá thể thì có thể sẽ có nhiều sự khác biệt. 

    Dưới đây là tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư cổ tử cung ở từng giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn khu trú: Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 sống được bao lâu hay ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu? Ở giai đoạn đầu, tế bào ung thư chỉ được tìm thấy trong cổ tử cung và tử cung nhưng chưa lan sang các mô xung quanh. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này là 92%
  • Giai đoạn lan rộng: Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 sống được bao lâu? Nếu ở giai đoạn tế bào ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và tử cung, đi vào các hạch bạch huyết và các cấu trúc xung quanh thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này là 58%.
  • Giai đoạn di căn: Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu hay ung thư cổ tử cung di căn sống được bao lâu? Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác và các bộ phận khác trên cơ thể. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này là 17%.
  • Nhìn chung, ung thư cổ tử cung là bệnh diễn tiến chậm, âm thầm. Từ thời điểm nhiễm virus HPV gây nên các triệu chứng ở vùng cổ tử cung đến các dấu hiệu tiền ung thư, rồi ung thư xâm lấn có thể mất khoảng 10 – 15 năm.

    Tóm lại, ung thư cổ tử cung sống được bao lâu sẽ khác nhau ở từng người. Hơn thế nữa, tích cực điều trị và theo dõi thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cơ hội sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

    Ung thư cổ tử cung chữa được không? 

    Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

    Bên cạnh lo lắng vấn đề ung thư cổ tử cung sống được bao lâu thì bệnh nhân cũng lo sợ và không biết ung thư cổ tử cung chữa được không? Câu trả lời là CÓ, nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Càng phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Còn nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì rất khó điều trị và cơ hội sống rất thấp.

    Tùy thuộc vào bạn bị ung thư giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Các cách điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là:

    • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Áp dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, khối u còn nhỏ. Bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung, laser, phẫu đông hoặc dùng vòng cắt đốt bằng điện (LEEP)
    • Cắt bỏ cổ tử cung: Trong phương pháp này, cổ tử cung và phần trên âm đạo sẽ bị cắt bỏ, chỉ giữ lại tử cung. Đôi khi, bệnh nhân cần được nạo hạch bạch huyết vùng chậu kết hợp.
    • Cắt bỏ tử cung toàn phần: Gồm có toàn bộ tử cung, các vùng lân cận xung quanh, hai phần phụ sẽ được cắt toàn bộ và nạo hạch vùng chậu.
    • Đoạn chậu: Loại bỏ các cơ quan trong khung chậu, bao gồm bàng quang, trực tràng, toàn bộ tử cung, âm đạo, buồng trứng, tùy theo mức độ xâm lấn của khối u.

    Bên cạnh phương pháp phẫu thuật thì bác sĩ có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào giai đoạn bệnh:

    • Xạ trị: Tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách chiếu chùm tia năng lượng cao. Mục đích là thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật để phẫu thuật được triệt để hơn, hoặc loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Xạ trị thường được kết hợp cùng với hóa trị. Trong giai đoạn cuối, xạ trị giúp bệnh nhân giảm đau và kiểm soát chảy máu.
    • Hóa trị: Truyền hóa chất trực tiếp vào tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể chỉ định hóa trị đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị.

    Làm thế nào để nhận biết sớm ung thư cổ tử cung?

    Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

    Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu liên quan mật thiết đến thời điểm phát hiện bệnh. Được điều trị càng sớm, cơ hội chữa khỏi sẽ cao hơn và sống lâu hơn.

    Khắc cốt ghi tâm điều này nếu không muốn mắc ung thư cổ tử cung

    Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường không rõ nét nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, vẫn sẽ có 1 số triệu chứng điển hình mà bạn cần lưu ý như:

    • Chảy máu âm đạo bất thường trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau thời gian mãn kinh, sau đại tiện gắng sức
    • Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục
    • Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc khí hư nhiều, lẫn máu, có mùi hôi 
    • Đau ở vùng bụng dưới hoặc ngang thắt lưng.

    Nếu tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung và xâm lấn vào các mô, cơ quan xung quanh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

    • Đau dữ dội ở bụng hoặc lưng
    • Táo bón
    • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
    • Đi tiểu không kiểm soát hoặc đại tiện không tự chủ
    • Có máu hoặc phân trong nước tiểu
    • Phù nề một hoặc cả hai chân
    • Chảy máu âm đạo dữ dội.
    • Có thể biếng ăn, sụt cân, suy thận, xanh xao, thiếu máu,…

    Ngoài ra, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung thì tốt nhất bạn nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP) xét nghiệm HPV. Trong 30 năm qua, nhờ các chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng các xét nghiệm này đã giúp giảm khoảng 70% tỉ lệ tử vong do bệnh:

    • Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi: Xét nghiệm Pap 3 năm một lần.
    • Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi: Xét nghiệm PAP 3 năm 1 lần và xét nghiệm HPV 5 năm một lần.

    Ngoài ra, hiện để phòng ngừa cổ tử cung thì nên tiêm vaccine phòng virus HPV cho bé gái hoặc phụ nữ từ 9 –25 tuổi là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, dù đã chủng ngừa thì bạn vẫn nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc vì vaccine chỉ giúp phòng một số type nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, không thể ngăn chặn hết tất cả những type còn lại và nếu phát hiện các triệu chứng bất thường kể trên thì vẫn nên đi khám ngay lập tức. 

    Ngoài ra, cần vệ sinh sinh dục tốt, hạn chế quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người và điều trị tốt các bệnh lây truyền qua đường tình dục (nếu có),… 

    Hi vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho việc ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, chữa được không, chữa bằng cách nào và cách để phát hiện bệnh ngay từ sớm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Trần Kiến Bình

    Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo