backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp Bác sĩ: Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 11/03/2022

    Hỏi đáp Bác sĩ: Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không?

    Bạn đọc hỏi

    Chào bác sĩ! Tôi có hẹn tiêm nhắc lại vắc xin ung thư cổ tử cung HPV cách đây 1 tuần nhưng tôi không thể tiêm đúng hẹn do đang mắc covid. Hiện giờ sức khỏe tôi đang dần hồi phục, tôi có thể tiêm HPV mũi 3 được không? Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có làm giảm hiệu quả của vắc xin không? Cảm ơn bác sĩ! 

    Quỳnh Anh – Hà Nội

    Bác sĩ trả lời:

    Với câu hỏi “Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có làm giảm hiệu quả của vắc xin không” của độc giả Quỳnh Anh, Bác sĩ Tạ Trung Kiên, hiện đang hợp tác với Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ – Đồng Nai trả lời như sau:

    Vắc xin phòng HPV hoạt động trên cơ chế kích hoạt miễn dịch tế bào sản xuất kháng thể chuyên biệt loại (type) với protein capsid L1 của HPV (tổng hợp bằng công nghệ VLP). Lượng vắc xin tiêm vào cơ thể được các tế bào B nhận diện. Đồng thời, với sự hỗ trợ của các tế bào T sẽ kích hoạt các tương bào sản xuất IgG (kháng thể) chuyên biệt cho  kháng nguyên được đưa vào. Từ đó tạo miễn dịch và nếu trong tương lai cơ thể có sự xâm nhập của một type HPV, cơ thể sẽ có khả năng phòng vệ.

    Hiện nay có 3 loại vắc xin ngừa HPV:

    Vắc xin đa giá (9 loại) chống lại các loại HPV 6 và 11 (gây bệnh mụn cóc sinh dục). Các loại 16 và 18 (gây ra hầu hết các loại ung thư cổ tử cung), và loại 31, 33, 45, 52, và 58.

    Vắc xin tứ giá  (HPV4) chống lại các loại 6, 11, 16 và 18.

    Vắc xin nhị giá (HPV2) bảo vệ chống lại các loại 16 và 18.

    Miễn dịch đạt được sau khi chích HPV là dài hạn nhưng không có tác dụng chéo. Có nghĩa nếu bạn chỉ tiêm loại nhị giá HPV 2, thì vẫn có thể mắc các loại 6,11, 31, 33….

    Trường hợp của bạn Quỳnh Anh hoàn toàn có thể tiếp tục chích ngừa HPV nếu đã hồi phục hoàn toàn và không có các bệnh cấp tính khác tại thời điểm tiêm. Vì vắc xin HPV không gây phản ứng chéo với COVID 19. 

    chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn

    Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không? Tiêm vắc xin HPV trễ hẹn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Vì khi tiêm sẽ tuân thủ nguyên tắc không tiêm quá sớm (quá gần nhau giữa các lần tiêm). Dưới đây là quy tắc tiêm chủng vaccine HPV: 

    1. Liều 1: ngày bắt đầu
    2. Liều 2: 1-2 tháng sau liều đầu
    3. Liều 3: 6 tháng sau liều đầu
    • Không được tiêm sớm hơn khoảng cách tối thiểu giữa hai mũi tiêm.
    • Khoảng cách tối thiểu phải tuân thủ giữa liều 1 và liều 2 là bốn tuần (một tháng).
    • Khoảng cách tối thiểu phải tuân thủ giữa liều 2 và liều 3 là mười hai tuần (ba tháng).
    • Khoảng cách tối thiểu phải tuân thủ giữa liều 1st và liều 3rd là hai mươi bốn tuần(sáu tháng).
    Lưu ý, nếu quá trình tiêm vắc xin bị gián đoạn (tiêm trễ hạn), bạn không phải lặp lại từ đầu, mà chỉ tiếp tục liệu trình (theo CDC)

    Về lý thuyết phụ nữ từ  27 tuổi sẽ không được tư vấn chích vắc xin HPV thường quy nữa vì thông thường, khi hơn 27 tuổi, phụ nữ đã quan hệ tình dục và đã phơi nhiễm HPV

    35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Những trường hợp sau đây vẫn có thể chích vắc xin HPV:
    • Trên 27 tuổi nhưng chưa từng quan hệ (chưa phơi nhiễm HPV) 
    • Phụ nữ đã lập gia đình nhưng trước đó chưa từng quan hệ với người khác.
    • Có nguy cơ bị lây bệnh từ chồng khi nam giới không chung thuỷ. Lúc này phụ nữ vẫn có thể chích để ngừa bệnh cho bản thân. 
    • Bên cạnh đó bạn có thể chỉ phơi nhiễm với một loại HPV và chích ngừa có thể giúp ngăn ngừa mắc các type khác. Việc chích trễ làm giảm hiệu quả bảo vệ chứ không làm mất hoàn toàn tác dụng và cũng sẽ không gây hại nếu trước đó đã lỡ nhiễm HPV.

    Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không? Có làm giảm hiệu quả của vắc xin không. Bạn có thể đọc thêm các thông tin về chích ngừa ung thư cổ tử cung trên Hello Bacsi:

    Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

    Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết

    6 triệu chứng ung thư cổ tử cung thường bị bỏ qua

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 11/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo