HIV là loại virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch bằng cách tấn công các tế bào CD4. Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến HIV. Bài viết mang đến thông tin xác suất lây nhiễm hiv sau 1 lần quan hệ với người nhiễm bệnh.
Ngoài thông tin về tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn, bài viết cũng cung cấp thông tin về nguy cơ lây nhiễm HIV qua các hình thức quan hệ khác nhau. Đồng thời, mời bạn cùng tìm hiểu cách hạn chế lây nhiễm HIV.
Quan hệ với người nhiễm HIV 1 lần có bị lây không?
Khả năng truyền nhiễm HIV thông qua đường tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để trả lời cho câu hỏi “Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?” cần xem xét đến các yếu tố:
- Tần suất quan hệ
- Lượng virus được phát hiện
- Khả năng gây ra trầy xước khi ân ái
- Biện pháp tình dục an toàn
- Tình trạng nhiễm bệnh STI.
Theo báo cáo từ CDC Hoa Kỳ, tỷ lệ bị lây HIV khi quan hệ với người nhiễm bệnh như sau:
- Nguy cơ bị lây HIV từ nam sang nữ là 8/10.000
- Xác suất lây nhiễm HIV từ nữ sang nam sẽ là 4/10.000.
Vậy, xác suất lây nhiễm HIV sau quan hệ là bao nhiêu? Như vậy, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục có thể dao động trong từ 0,03 – 1% sau 1 lần quan hệ tình dục.
>>> Đọc thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?
Hiểu đúng về xác suất lây nhiễm HIV sau quan hệ tình dục
Nguy cơ 1% có nghĩa là: Trung bình có 1 ca lây nhiễm xảy ra nếu 100 người bị phơi nhiễm với HIV qua 1 hình thức tình dục nhất định. Nó không có nghĩa là một người sẽ dương tính với HIV sau 100 lần quan hệ.
Ngoài ra, mặc dù xác suất lây nhiễm HIV trông có vẻ thấp. Tuy nhiên, khả năng cao sẽ bị nhiễm bệnh trong những trường hợp bị trầy xước thành âm đạo hoặc tổn thươngniêm mạc dương vật khi quan hệ thô bạo.
Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm HIV cũng sẽ tăng cao không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ. Quan hệ tình dục với người mắc bệnh không điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng virus) cũng tăng xác suất lây nhiễm HIV dù chỉ sau 1 lần quan hệ.
Tóm lược: Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?
Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn nằm trong khoảng 0,03-1%. Thế nhưng, xác suất bị lây nhiễm khi quan hệ với bệnh nhân HIV sẽ tăng cao trong những trường hợp:
- Bị chảy máu, có vết thương hở trong khi quan hệ.
- Không sử dụng biện pháp an toàn khi: quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ với người không điều trị HIV.
Nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục
Sau khi đã biết về xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu xác suất nhiễm bệnh qua những kiểu quan hệ khác nhau. Nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ qua đường hậu môn, đường âm đạo và quan hệ bằng miệng khác nhau như thế nào?
1. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có bị nhiễm HIV không?
Quan hệ không an toàn qua đường hậu môn có xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ bằng miệng cao nhất. Giao hợp qua hậu môn cao hơn tới 18 lần so với qua đường âm đạo.
Đối với hình thức quan hệ qua đường hậu môn, sẽ có 2 vai trò. Người đưa cơ quan sinh dục vào hậu môn của đối tác khi giao hợp là “top”. Người còn lại là “bot”, viết tắt của từ bottom.
Khi giao hợp, “bot” có rủi ro bị lây nhiễm HIV cao hơn so với đối tác “top” của họ.
- Nguyên nhân nhiễm HIV ở “bot” đến từ cấu tạo niêm mạc ở trực tràng. Lớp niêm mạc trực tràng mỏng manh và chỉ được bảo vệ bởi một cột tế bào biểu mô (không nhiều tế bào biểu mô như ở âm đạo).
- Nguyên nhân nhiễm HIV ở “top” là khi HIV xâm nhập qua niệu đạo, hoặc do dài bao quy đầu (nếu chưa cắt bao quy đầu). Ngoài ra, bất kỳ vết xước, loét hở trên dương vật đều có thể tăng xác suất lây nhiễm HIV.
Biện pháp quan hệ an toàn là gì?
Để quan hệ tình dục an toàn với người nhiễm HIV, bạn cần sử dụng bao cao su, hoặc thuốc để điều trị hoặc ngăn ngừa HIV (PrEP).
2. Nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo
Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ bằng miệng qua đường âm đạo ít nguy cơ lây nhiễm hơn so với đường hậu môn. Tuy nhiên, khi không sử dụng biện pháp bảo vệ, vẫn có khả năng bị nhiễm HIV rất cao.
- Nguy cơ lây nhiễm từ nam sang nữ. HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các mô mỏng manh nằm giữa âm đạo và cổ tử cung.
- Nguy cơ lây nhiễm từ nữ sang nam. Nếu dịch âm đạo và máu nhiễm HIV, xác suất lây nhiễm đến từ niệu đạo, dài bao quy đầu và các vết thương hở trên dương vật.
3. Quan hệ tình dục bằng miệng có bị nhiễm HIV không?
Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ bằng miệng là rất thấp. Về cơ bản, HIV không thể lây nhiễm qua nước bọt. Chính vì vậy, quan hệ bằng miệng có rủi ro thấp hơn nhiều so với tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo.
- Việc lây truyền HIV có thể xảy ra khi người đàn ông nhiễm HIV xuất tinh vào miệng bạn tình trong khi giao hợp.
- Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lây truyền HIV là: loét miệng, chảy máu nướu răng, vết loét ở bộ phận sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs)..
Ngoài HIV,quan hệ bằng miệng không có biện pháp an toàn có thể dẫn đến các bệnh khác. Nguy cơ cao sẽ bị: nhiễm viêm gan A và viêm gan, nhiễm ký sinh trùng (như Giardia), và vi khuẩn (như Shigella, Salmonella, Campylobacter và E.coli).
>> Mời bạn tham khảo thêm: Quan hệ bằng miệng có bị HIV không? Cách phòng ngừa khi oral sex
Tóm lược
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ước tính về nguy cơ lây truyền HIV như sau:
Loại tiếp xúc | Rủi ro trên 10.000 lần tiếp xúc (tỷ lệ phần trăm) |
Quan hệ qua hậu môn ở “bot” | 1.38% |
Quan hệ qua hậu môn ở “top” | 0.11% |
Quan hệ tình dục lây từ nam sang nữ | 0.08% |
Quan hệ tình dục lây từ nữ sang nam | 0.04% |
Quan hệ qua bằng miệng | THẤP |
Như vậy, xác suất lây nhiễm HIV theo từng hình thức giao hợp sẽ khác nhau. Rủi ro lây nhiễm HIV từ cao đến thấp là: quan hệ qua hậu môn, qua đường âm đạo, quan hệ bằng miệng mà không có biện pháp an toàn.
Hạn chế xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ
Bao cao su bảo vệ an toàn tuyệt đối?
Cả phụ nữ và nam giới đều đeo bao cao su làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền hoặc nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ bảo vệ của bao cao su còn phụ thuộc vào cách bạn và đối tác quan hệ.
Các số liệu từ CDC chỉ ra rằng: Bao cao su làm giảm 73% nguy cơ lây truyền HIV ở “bot” và 63% ở “top”. Sử dụng bao cao su khi quan hệ qua đường âm đạo đặc biệt bảo vệ hiệu quả. Xác suất lây nhiễm HIV là thấp khi sử dụng bao cao su đúng cách, biện pháp này có thể giảm 80-85% nguy cơ lây nhiễm cho phụ nữ.
Tuy nhiên, bao cao su không hiệu quả 100%. CDC khuyến nghị nên thực hiện các bước phòng ngừa bổ sung.
“K=K: Không phát hiện = Không lây truyền”
Làm sao để hạn chế xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ? Kết hợp sử dụng bao cao su, biện pháp kiểm soát tải lượng virus giúp tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục.
Người nhiễm HIV uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo chỉ định sẽ đạt được và duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Biện pháp này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ làm lây truyền HIV sang cho bạn tình của họ qua đường tình dục.
Tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện được định nghĩa là dưới 200 bản sao/1ml máu.
Ngoài ra, người điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus, hoặc ART thường có mức độ HIV thấp hơn trong máu và dịch cơ thể. Điều này cũng làm giảm khả năng truyền virus cho người khác.
Những người có nguy cơ nhiễm HIV cao cũng có thể dùng kết hợp các loại thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Ngoài ra, để dự phòng phơi nhiễm cấp tốc, thuốc PEP mang đến lựa chọn cho người có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Lưu ý rằng PEP phải sử dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi nghi ngờ tiếp xúc với virus.
Câu hỏi thường gặp về HIV
- Hỏi đáp Bác sĩ: Nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh?
Xác suất lây nhiễm hiv sau 1 lần quan hệ sẽ thay đổi tùy thuộc vào yếu tố khác nhau. Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục giúp phòng ngừa khả năng bị lây HIV. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về HIV.
[embed-health-tool-ovulation]