backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Dấu hiệu ung thư miệng là gì? Biết để thăm khám sớm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

Dấu hiệu ung thư miệng là gì? Biết để thăm khám sớm

Bạn có thể nhầm lẫn những dấu hiệu ung thư miệng với các tình trạng loét miệng, nhiệt miệng… Nếu không kịp thời phát hiện sớm triệu chứng ung thư miệng giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều. 

Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng là một loại ung thư phát triển trong các mô của miệng hoặc cổ họng, có thể xảy ra ở lưỡi, amidan, nướu và các bộ phận khác của miệng. Cũng như các bệnh ung thư khác, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tăng cơ hội điều trị thành công. Vậy có thể phát hiện bệnh sớm qua những dấu hiệu ung thư khoang miệng nào?

Các dấu hiệu ung thư miệng phổ biến là gì?

dấu hiệu ung thư miệng

Triệu chứng ung thư miệng có thể phát triển ở hầu hết các bộ phận của miệng, bao gồm môi, lợi, lưỡi và đôi khi cả cổ họng.

Các biểu hiện ung thư miệng giai đoạn đầu gồm:

  • Cảm giác vướng, khó chịu trong miệng
  • Tăng tiết nước bọt, đôi khi có máu
  • Nói khó
  • Nuốt đau
  • Đau lan lên tai.

Khi bệnh tiến triển, bạn có thể có các dấu hiệu ung thư khoang miệng như:

  • Nuốt đau nhói lên tai
  • Gặp khó khăn khi nói với tần suất ngày càng nhiều.
  • Khạc ra đờm nhầy, có lẫn máu, thường có mùi hôi thối.
  • Hạch cổ chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt
  • Khối u có thể là nụ sùi, hoặc loét, hoặc vừa sùi vừa loét bờ nham nhở, sờ vào đau và vướng. U không có ranh giới rõ ràng, cứng, dễ chảy máu. Tổn thương kéo dài không thuyên giảm.

Một số dấu hiệu ung thư miệng phổ biến nhất bao gồm:

  • Lở miệng, vết loét ung thư miệng trên 2 tuần kèm đau kéo dài không biến mất
  • Niêm mạc miệng có thể nhợt màu hoặc đen lại. Trong một số trường hợp, niêm mạc miệng trở nên xơ cứng, dày và thô hơn, có ban đỏ hoặc trắng bợt. Đây là dấu hiệu ung thư miệng đã có biến chứng.
  • Các cục u dai dẳng không rõ nguyên nhân trong miệng và không biến mất
  • Các cục u dai dẳng không rõ nguyên nhân trong các tuyến bạch huyết ở cổ và không biến mất.

Các dấu hiệu ung thư miệng khác bao gồm:

  • Sưng ở cổ đột ngột. Đây có thể là dấu hiệu ung thư di căn đến cổ
  • Răng lung lay hoặc răng giả không còn phù hợp do xương hàm sưng to
  • Sụt cân đột ngột
  • Chảy máu miệng
  • Hôi miệng liên tục
  • Thay đổi giọng nói
  • Khó cử động hàm và lưỡi
  • Xuất hiện cục u trong má
  • Tê vùng môi, mặt, cổ hoặc cằm
  • Cảm giác như có gì đó mắc vào cổ họng
  • Đau hoặc khó nuốt
  • Đau tai.

Những triệu chứng này xuất hiện trong nhiều bệnh lý thông thường và hiếm khi là dấu hiệu ung thư miệng, nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở miệng, đặc biệt là khi dấu hiệu này không biến mất hoặc kéo dài hơn 3 tuần, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để hình dung rõ hơn về dấu hiệu ung thư khoang miệng ở từng vị trí, bao gồm dấu hiệu ung thư niêm mạc má, dấu hiệu ung thư lưỡi, dấu hiệu ung thư môi, dấu hiệu ung thư vòm miệng, dấu hiệu ung thư sàn miệng, bạn có thể xem chi tiết nhưngx hình ảnh ung thư khoang miệng tại đây.

Ai phải lưu ý nhiều hơn đến dấu hiệu ung thư miệng?

Ung thư miệng giai đoạn đầu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Đây là lý do bạn nên đi khám răng định kỳ để phát hiện sớm các biểu hiện ung thư miệng, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao như:

  • Thường xuyên hút thuốc
  • Uống rượu nhiều
  • Nhai thuốc lá
  • Ăn trầu
  • Trên 45 tuổi
  • Phơi nhiễm phóng xạ
  • Mắc các loại ung thư khác vùng đầu và cổ.

Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất một lần mỗi năm. Bạn có thể nên đi khám thường xuyên hơn nếu bạn có tiền sử sâu răng hoặc mắc bệnh nướu răng.

Cách chẩn đoán dấu hiệu ung thư miệng là gì?

Đầu tiên, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ kiểm tra kỹ vùng miệng, cổ họng, lưỡi, má và các hạch bạch huyết ở cổ. Nếu bác sĩ tìm thấy bất kỳ khối u, tăng trưởng hoặc tổn thương đáng ngờ ở bạn, họ sẽ thực hiện sinh thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Để xem liệu các tế bào ung thư đã lan đến hàm, ngực hay phổi.
  • Chụp CT: Để phát hiện bất kỳ khối u trong miệng, cổ họng, cổ, phổi hoặc bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.
  • Chụp PET: Để xác định xem ung thư đã di chuyển đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác hay chưa.
  • Chụp MRI: Để hiển thị hình ảnh chính xác hơn vùng đầu và cổ, xác định mức độ hoặc giai đoạn của bệnh ung thư.
  • Nội soi: Để kiểm tra đường mũi, xoang, họng trong và khí quản để tìm ra các dấu hiệu ung thư miệng.

Cách điều trị bệnh ung thư miệng là gì?

dấu hiệu ung thư miệng

Sau khi được chẩn đoán dựa vào biểu hiện bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị khi xuất hiện dấu hiệu ung thư miệng, bao gồm:

  • Phẫu thuật: Điều trị ung thư miệng giai đoạn đầu thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ khối u và các hạch bạch huyết ung thư. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phẫu thuật lấy các mô khác quanh miệng và cổ.
  • Xạ trị: Phương pháp này bác sĩ sẽ chiếu chùm tia phóng xạ vào khối u 1 – 2 lần/ngày khoảng 5 ngày/tuần, trong 2 – 8 tuần. Điều trị cho các giai đoạn tiến triển thường sẽ bao gồm sự kết hợp giữa hóa trị và xạ trị.
  • Hóa trị: Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được sử dụng bằng đường uống hoặc qua đường truyền tĩnh mạch (IV).
  • Liệu pháp điều trị trúng đích: Liệu pháp điều trị trúng đích là một hình thức điều trị khác có hiệu quả trong cả giai đoạn sớm và tiến triển của ung thư. Thuốc điều trị sẽ liên kết với các protein cụ thể trên các tế bào ung thư và cản trở sự phát triển của chúng.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư miệng

Bạn có thể phòng ngừa dấu hiệu ung thư miệng bằng cách thực hiện những điều sau đây:

  • Duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng.
  • Tháo răng giả khi ngủ vào ban đêm và làm sạch răng miệng mỗi ngày.
  • Ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ trái cây và rau củ quả.
  • Uống rượu có chừng mực nếu bạn là người thường xuyên sử dụng rượu.
  • Không hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá có thể giúp ngăn ngừa ung thư miệng.

Mặc dù những cách trên không thể ngăn ngừa hoàn toàn việc phát triển dấu hiệu ung thư miệng, nhưng có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn hãy thăm khám ngay lập tức nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị nhé!

Dấu hiệu ung thư miệng thường gặp

  • Giai đoạn đầu:
    • Cảm giác vướng, khó chịu trong miệng
    • Tăng tiết nước bọt, đôi khi có máu
    • Nói khó
    • Nuốt đau
    • Đau lan lên tai.
  • Tiến triển
    • Nuốt đau nhói lên tai
    • Gặp khó khăn khi nói với tần suất ngày càng nhiều.
    • Khạc ra đờm nhầy, có lẫn máu, thường có mùi hôi thối.
    • Hạch cổ chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt
    • Khối u có thể là nụ sùi, hoặc loét, hoặc vừa sùi vừa loét bờ nham nhở, sờ vào đau và vướng. U không có ranh giới rõ ràng, cứng, dễ chảy máu. Tổn thương kéo dài không thuyên giảm.
  • Phổ biến hơn:
    • Lở miệng, vết loét ung thư miệng trên 2 tuần kèm đau kéo dài không biến mất
    • Niêm mạc miệng có thể nhợt màu hoặc đen lại. Trong một số trường hợp, niêm mạc miệng trở nên xơ cứng, dày và thô hơn, có ban đỏ hoặc trắng bợt. Đây là dấu hiệu ung thư miệng đã có biến chứng.
    • Các cục u dai dẳng không rõ nguyên nhân trong miệng và không biến mất
    • Các cục u dai dẳng không rõ nguyên nhân trong các tuyến bạch huyết ở cổ và không biến mất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo