backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

TOP 9 cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà đơn giản, hiệu quả và an toàn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 07/06/2023

TOP 9 cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà đơn giản, hiệu quả và an toàn

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít; thậm chí là tiểu không ra nước mặc dù bạn vẫn có cảm giác mắc tiểu. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong bài viết này, HelloBacsi chia sẻ 9 cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà vừa đơn giản, hiệu quả lại dễ áp dụng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiểu rắt cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo, âm hộ,.. Vì thế, nếu chị em có xuất hiện các triệu chứng này, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và có hướng can thiệp kịp thời.

9 cách điều trị tiểu rắt ở nữ tại nhà hiệu quả và an toàn

1. Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà –  Đi vệ sinh theo lịch trình

cahcs trị tiểu rắt ở nữ tại nhà

Tập thói quen đi tiểu theo khung giờ cố định là một cách để bạn rèn luyện khả năng kiểm soát bàng quang và số lần đi tiểu. Mặc dù không phải là cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà mang lại hiệu quả nhanh nhất; nhưng thói quen đi vệ sinh theo đúng giờ sẽ giúp bạn đi vệ sinh vào đúng giờ, đúng lúc. Từ đó bạn sẽ giảm bớt thói quen đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng cách đi tiểu theo khung giờ:

  • Bạn chọn khoảng cách giữa hai lần đi vệ sinh là 90 phút. Sau đó vài ngày, bạn tăng dần khoảng thời gian giữa hai lần đi vệ sinh, ví dụ là 120 phút, 180 phút,…
  • Sau khi đã có thói quen, bạn hãy duy trì tiếp tục. Bạn càng giữ thói quen này lâu chừng nào thì càng tốt chừng đó.

2. Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà – Bài tập Kegel

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà: Tập kegel thường xuyên

Bài tập Kegel có thể giúp bạn trị tiểu rắt tại nhà bằng cách tăng sức mạnh của các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo; nhằm cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang để giảm dần số lần đi tiểu trong ngày. 

Cách chữa tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng bài tập kegel:

  • Bạn thực hiện động tác ở tư thế siết chặt mông và cơ sàn chậu (như hình).
  • Bạn giữ động tác này trong 3 giây, rồi thả lỏng, rồi lại siết và giữ trong 3 giây.
  • Bạn dành ra khoảng 10 phút mỗi lần tập, mỗi ngày tập 3 – 4 lần.

Lưu ý: Bạn không nên thực hiện bài tập khi đang buồn tiểu, hoặc trong khi đang đi tiểu để tránh viêm đường tiết niệu.

3. Uống đủ nước mỗi ngày

Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh: Uống đủ nước và hạn chế caffeine
Uống đủ nước và hạn chế caffeine là cách điều trị tiểu rắt ở nữ đơn giản có thể áp dụng tại nhà

Nhiều người lầm tưởng, bị tiểu rắt thì nên hạn chế uống nước để giảm số lần đi tiểu. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến thận và nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Thậm chí, đối với phụ nữ lớn tuổi, nhịn uống nước để trị tiểu rắt có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như: táo bón, khô da, tăng khả năng đột quỵ, suy giảm trí nhớ, dễ bị té ngã,..

Uống nhiều nước là lời khuyên hữu ích mà bác sĩ nào cũng khuyên bạn, nó còn hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng tiểu.

4. Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà – Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống không lành mạnh dẫn đến táo bón có thể sẽ gây thêm áp lực cho bàng quang. Từ đó kéo theo tình trạng gia tăng tần suất đi tiểu nhiều lần trong ngày. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng đó xảy ra, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý; cụ thể là nhiều chất xơ và uống đủ nước.

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng chế độ ăn uống hợp lý:

  • Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống thường ngày.
  • Hạn chế thực phẩm và đồ uống kích thích bàng quang như: rượu, đồ uống có ga, nước cam quýt, sô cô la, cà chua và đồ ăn cay. 

5. Trị tiểu rắt bằng cách dân gian với rau mồng tơi

Trong nhiều bài thuốc dân gian, rau ồng tơi thường được sử dụng như một cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà. Ngoài ra, mồng tơi còn là bài thuốc hỗ trợ chữa trị tiểu buốt ở phụ nữ. Với cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng rau mồng tơi, bạn có thể uống đều đặn mỗi ngày để giảm bớt triệu chứng tiểu rắt.

Cách chữa tiểu rắt bằng rau mồng tơi: 

  • Rửa sạch 100g rau mồng tơi, để ráo nước.
  • Sau đó, hãm rau với nước sôi. Lọc lấy nước mồng tơi và bảo quản trong tủ lạnh.

6. Trị tiểu rắt bằng cách dân gian với bột sắn dây

Trị tiểu rắt bằng cách dân gian: Bột sắn dây

Bột sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế và bàng quang, với công năng giải nhiệt, giải cơ. Trong một số bài thuốc dân gian, bột sắn dây được sử dụng như bài thuốc trong cách chữa tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ hiệu quả.

Cách chữa tiểu rắt bằng bột sắn dây:

  • Cạo sạch vỏ củ sắn dây tươi. Sau đó, rửa sạch củ sắn với nước.
  • Cắt sắn dây thành những lát mỏng, đem phơi khô
  • Nghiền sắn dây khô thành bột mịn.
  • Mỗi ngày bạn pha 10g bột sắn dây với nước rồi uống liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả.

7. Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng giá đỗ

Theo Đông y, giá đỗ có tác dụng điều trị chứng tiểu rắt, tiểu bí, tiểu nhiều lần trong ngày. Đặc biệt đối với phụ nữ đến tuổi mãn kinh, giá đỗ còn giúp hạn chế bốc hoả, loãng xương và triệu chứng tiền mãn kinh khác.

Với bài thuốc trị tiểu rắt tại nhà bằng giá đỗ, bạn nên ưu tiên lựa chọn những phần giá đỗ tươi, có thân mập, được sản xuất bằng kỹ thuật an toàn và nhặt bỏ rễ.

Cách chữa tiểu rắt bằng giá đỗ cho nữ tại nhà:

  • Rửa sạch 500g giá đỗ, để ráo nước.
  • Đem giá đỗ nấu với 1 lít nước, để sôi trong khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước.
  • Mỗi ngày bạn nên uống từ 5-6 cốc nhỏ, nhưng bạn không nên uống vào buổi tối.
  • Sau từ 7-10 ngày uống nước giá đỗ, tình trạng tiểu rắt có thể được cải thiện.
  • 8. Bí xanh

    Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng bí xanh

    Không chỉ giúp trị tiểu rắt ở nữ, bí xanh còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa nói chung. Bài thuốc trị tiểu rắt bằng bí xanh theo cách dân gian khá đơn giản.

    Cách chữa tiểu rắt bằng bí xanh:

    • Chuẩn bị 1 quả bí xanh và ½ thìa cà phê.
    • Bí xanh rửa sạch gọt vỏ, ép lấy nước cốt.
    • Pha thêm một chút muối vào nước bí xanh để uống hàng ngày. Sau 10 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng tiểu rắt được cải thiện.

    9. Râu ngô và kim tiền thảo

    Công thức râu ngô và kim tiền thảo là bài thuốc trị tiểu rắt lâu đời. Trong y học cổ truyền, râu ngô (râu bắp) có tác dụng lợi tiểu, bình can, lợi đàm. Kim tiền thảo là dược liệu phổ biến trong các bài thuốc trị sỏi tiết niệu, sỏi mật. Khi kết hợp cả hai nguyên liệu này sẽ giúp giảm tinh trạng kích ứng đường tiếu niệu. 

    Cách chữa tiểu rắt cho nữ:

    • Chuẩn bị 35g râu ngô, 35g kim tiền thảo, 1,5 lít nước.
    • Rửa sạch râu ngô và kim tiền thảo và để ráo nước.
    • Nấu các nguyên liệu trên với 1,5l nước. Khi nước sôi, đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
    • Bảo quản nước râu ngô và kim tiền thảo trong tủ lạnh và dùng dần trong ngày.

    Bạn có thể quan tâm:

    Lưu ý khi áp dụng cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà

    Có nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ. Đó có thể là do bàng quang hoạt động quá mức, hoặc do bạn uống quá nhiều caffeine. Tuy vậy, tiểu rắt cũng có thể bắt nguồn từ những vấn đề sức khỏe khác như: Nhiễm trùng đường tiết niệu; Sưng và nhiễm trùng niệu đạo; Viêm âm đạo (sưng, tiết dịch âm hộ và âm đạo);…

    Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà không thể điều trị tận gốc nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý. Vì vậy, nếu bạn đã áp dụng những cách chữa tiểu rắt tại nhà nhưng không thấy kết quả sau 5-7 ngày, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

    Ngoài ra, bạn nên đi khám sớm nhất có thể nếu chứng tiểu rắt đi kèm với những biểu hiện sau:

    • Sốt
    • Nôn mửa
    • Có máu trong nước tiểu
    • Dịch tiết ra từ âm đạo bất thường
    • Đau lưng dưới và hướng sang hai bên sườn phía trên thận.

    Hy vọng 9 cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất mà bài viết mang đến sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần. Với những thắc mắc liên quan đến tiểu rắt ở nữ, bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ để nhận được những thông tin hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ của Hello Bacsi!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Văn Thuận

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


    Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 07/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo