Tác giả Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội
Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ tổn thương ở cổ tử cung và toàn bộ vùng bị biến đổi.
Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định vì nhiều lý do khác nhau, thông thường là để chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật này khi kết quả xét nghiệm phết Pap và sinh thiết không đồng nhất.
Khoét chóp cổ tử cung có thể cần thiết để:
Bác sĩ sẽ không đề nghị sinh thiết cổ tử cung nếu bạn đang mang thai trừ khi họ nghi ngờ ung thư cổ tử cung.
Sinh thiết có thể làm suy yếu cổ tử cung. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm cho những lần mang thai sau này.
Biến chứng quan trọng nhất sau khi cắt chóp bằng dao lạnh là xuất huyết. Điều này có thể gây chảy máu trong khi phẫu thuật hoặc trì hoãn đến hai tuần. Chảy máu trong phẫu thuật có thể được kiểm soát với nhiều kỹ thuật như khâu và thậm chí là cắt bỏ tử cung nếu chảy máu nghiêm trọng.
Hẹp cổ tử cung và suy cổ tử cung là những biến chứng muộn liên quan đến thủ thuật này.
Bạn có thể thấy một ít dịch tiết từ âm đạo. Lượng dịch này có thể kéo dài trong vài tuần, vì vậy bác sĩ có thể để nghị bạn dùng băng vệ sinh.
Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có tác dụng phụ, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cùng một tác dụng phụ.
Một số tác dụng phụ của khoét chóp cổ tử cung bao gồm:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho thủ thuật, bạn nên:
Vào ngày hẹn, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên uống acetaminophen (như Tylenol) hoặc thuốc giảm đau khác trước khi đến phòng mạch. Bạn có thể bị chảy máu nhẹ sau phẫu thuật, vì vậy bạn nên mang theo một số băng lót. Nhờ bạn bè hoặc người thân đưa bạn về nhà sau phẫu thuật, đặc biệt nếu bạn được gây mê toàn thân. Gây mê toàn thân có thể làm cho bạn buồn ngủ sau khi làm thủ thuật, vì vậy bạn không nên lái xe cho đến khi tác dụng của thuốc gây mê hết.
Quy trình này thường thực hiện trong khoảng 1 giờ tại bệnh viên. Bạn có thể được gây mê toàn thân (ngủ và không đau) hoặc cho thuốc giúp thư giãn.
Bạn nằm trên bàn và đặt bàn chân lên bàn đạp với vị trí khám xương chậu. Bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ (mỏ vịt) vào âm đạo để nhìn thấy cổ tử cung rõ hơn.
Họ sẽ lấy một mẫu mô hình chóp nhỏ ra khỏi cổ tử cung. Quy trình này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng vòng dây điện nóng (thủ thuật LEEP), dao mổ (sinh thiết dao lạnh) hoặc chùm laser.
Mẫu mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu ung thư. Phương pháp này cũng là một điều trị nếu bác sĩ muốn loại bỏ tất cả các mô bệnh.
Ngay sau khi phẫu thuật, bạn được đưa đến khu vực hồi sức nơi y tá sẽ chăm sóc và theo dõi. Bạn có thể ở trong khu vực phục hồi từ 1–4 giờ và sau đó về nhà. Ngoài các hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ, y tá sẽ giải thích thông tin cho việc phục hồi. Bạn có thể về nhà với một tờ hướng dẫn chăm sóc bao gồm người cần liên hệ nếu có vấn đề xảy ra.
Hầu hết phụ nữ có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng 1 tuần.
Nếu đã làm sinh thiết chóp, bạn cần xét nghiệm Pap để theo dõi thường xuyên và khám nghiệm cổ tử cung. Xét nghiệm Pap nên được lặp lại mỗi 4–6 tháng hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
Đừng đưa bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, như tampon hoặc thuốc thụt âm đạo trong 2–6 tuần sau khi làm thủ thuật. Bạn nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này.
Báo với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ cơn đau bất thường nào ở xương chậu, chảy máu nặng (có hoặc không có cục máu đông), đau bụng dữ dội hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (dịch âm đạo có mùi hôi hoặc sốt) với bác sĩ.
Nếu làm sinh thiết cổ tử cung, bạn cần xét nghiệm Pap theo dõi thường xuyên và khám cổ tử cung.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!