Thậm chí, cơn đau có thể làm cho bệnh nhân mất ngủ vào ban đêm. Các tình trạng khác như loãng xương hoặc viêm khớp cũng có thể gây đau nhức xương hoặc khớp nên bạn cần được thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây nên cơn đau nhức ở vai.
3/ Triệu chứng ung thư xương bả vai: Đỏ, đau và sưng tấy
Bạn có thể sờ thấy một khối u hoặc bị sưng tấy ở vai. Hãy kiểm tra cẩn thận vùng vai nơi bạn cảm thấy đau. Nếu bạn thấy đỏ, đau và sưng ở vùng vai thì đó có thể là một dấu hiệu ung thư xương vai nguy hiểm. Ngoài ra, nếu khu vực vai bị đau khi bạn chạm vào và cơn đau không biến mất trong một vài ngày thì không nên coi nhẹ.
Tình trạng này có thể do gãy xương hoặc xuất hiện khối u ở các mô xung quanh. Một khối u xuất hiện gần hoặc trong khớp vai có thể khiến khớp vai sưng lên. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ bị hạn chế phạm vi cử động và co cảm giác đau đớn. Bạn nên được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt nếu xuất hiện dấu hiệu này.
4/ Gãy xương
Nếu bạn bị gãy xương vai do chấn thương nhẹ, điều này có thể liên quan đến một khối u ở vai có thể biến thành ung thư. Ung thư xương vai có thể làm suy yếu phần xương ở khu vực này gây nên tình trạng dễ gãy xương, đi kèm với đó là những cơn đau nhức đột ngột và dữ dội. Vết gãy có thể xảy ra ở vùng xương trước đó đã bị đau hoặc nhức trong một khoảng thời gian.

5/ Đổ mồ hôi vào ban đêm
Bạn thường thức dậy vào giữa đêm kèm theo tình trạng thân người ướt đẫm mồ hôi và sốt. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần, bạn có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu đây là hiện tượng thường xuyên gặp phải và khiến sức khỏe suy yếu, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
6/ Dấu hiệu ung thư xương vai hiếm gặp: Sốt
Nếu bạn bị sốt cao bất thường mà không rõ nguyên nhân thì không nên xem nhẹ. Nó có thể là triệu chứng ung thư xương bả vai hiếm gặp. Lúc này, cơ thể đang cố gắng chống lại sự nhiễm trùng gây ra bởi khối u, vì vậy gây ra sốt.
7/ Giảm cân ngoài ý muốn
Giảm cân nhiều không chủ ý có thể là một dấu hiệu ung thư xương vai nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua. Ngoài triệu chứng của bệnh ung thư, nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, nếu đã giảm 5kg trở lên trong một khoảng thời gian ngắn, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay.
8/ Thay đổi thói quen đường ruột
Một số thay đổi đường ruột phổ biến có thể là dấu hiệu ung thư xương vai. Cụ thể như bạn thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón, có xuất hiện vệt máu trong phân, phân loãng hoặc có bọt khí.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ thăm khám nếu bạn bị đau nhức xương bả vai kèm theo các trường hợp như sau:
- Cơn đau xương bả vai tái đi tái lại nhiều lần
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nhưng không thuyên giảm
Trong trường hợp bạn chỉ gặp một vài triệu chứng trong các triệu chứng kể trên, nó có thể do ung thư xương bả vai hoặc không phải. Mặc dù rất ít khả năng các triệu chứng đau nhức là do ung thư, nhưng tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra cho an toàn. Cơ hội chữa trị ung thư xương bả vai cao hơn nhiều nếu bệnh được phát hiện trong giai đoạn đầu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!