Vì nhiều lý do mà một số phụ nữ được bác sĩ chỉ định phải cắt bỏ buồng trứng. Vậy cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không? Đây là thắc mắc của nhiều người, vì một trong những chức năng chính của buồng trứng là điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Để có được câu trả lời cho vấn đề cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Tổng quan phương pháp cắt bỏ buồng trứng
Để biết được cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không, cùng tìm hiểu tổng quan phương pháp này cũng như chức năng của buồng trứng.
Buồng trứng là cơ quan sinh sản nữ nằm ở thành bên khung chậu, trong hố buồng trứng, ở hai bên tử cung . Chức năng của buồng trứng là giải phóng trứng và sản xuất các hormone estrogen, progesterone và một lượng nhỏ testosterone. Những hormone này giúp kiểm soát và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Cắt bỏ buồng trứng là một cuộc phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng. Phẫu thuật cắt buồng trứng cũng có thể được áp dụng để loại bỏ một phần buồng trứng. Trước đây, những trường hợp chủ yếu được chỉ định cắt bỏ buồng trứng thường là:
- Phụ nữ mắc bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản (ung thư buồng trứng, xoắn buồng trứng, áp xe buồng trứng, các khối u lành tính của buồng trứng làm tổn thương nhiều mô lành buồng trứng như u nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung…).
- Phụ nữ có đột biến gene BRCA1 hoặc BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng đôi khi phải cắt bỏ buồng trứng để phòng ngừa.
- Phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh muốn hạn chế nguy cơ ung thư buồng trứng bằng cách cắt bỏ tử cung (cắt bỏ tử cung thường được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng).
>>> Bạn có thể xem thêm: Cắt bỏ tử cung có quan hệ được không và sau bao lâu thì quan hệ?
Tuy nhiên, hiện tại, việc cắt bỏ buồng trứng khỏe mạnh của phụ nữ trên 45 tuổi trong phẫu thuật cắt bỏ tử cung không còn được thực hiện nữa. Nguyên do là vì các bằng chứng cho thấy việc cắt bỏ buồng trứng theo cách này có hại nhiều hơn có lợi. Những phụ nữ cắt bỏ buồng trứng chết vì bệnh tim nhiều hơn so với con số tương đối nhỏ so với những trường hợp có thể ngăn ngừa ung thư buồng trứng sau phẫu thuật.
>>> Bạn có thể xem thêm Cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không? 9 rủi ro sức khỏe thường gặp
Vậy, cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.
Cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không nếu chỉ cắt bỏ một bên buồng trứng?
Câu trả lời cho việc cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không phụ thuộc vào việc cắt một hay cả hai bên buồng trứng. Trước tiên, cùng tìm hiểu cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không nếu chỉ cắt bỏ một bên buồng trứng.
Phụ nữ bình thường sẽ có 2 buồng trứng ở mỗi bên tử cung (bên trái và bên phải). Mặc dù có cùng chức năng là giải phóng trứng và sản xuất các hormone, nhưng 2 buồng trứng lại hoạt động độc lập với nhau. Do đó, nếu được chỉ định cắt bỏ một bên buồng trứng và buồng trứng còn lại vẫn hoạt động tốt, thì buồng trứng khỏe mạnh còn lại vẫn có thể duy trì khả năng sinh sản và chức năng nội tiết, mặc dù khả năng hoạt động có thể suy giảm hơn một chút. Tuy nhiên, việc cắt bỏ một bên buồng trứng có thể khiến bạn bị mãn kinh sớm hơn.
>>> Bạn có thể xem thêm: “Điểm mặt” 5 dấu hiệu tiền mãn kinh sớm mà bạn không nên bỏ qua
Bởi vì việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt được thực hiện nhờ sự liên lạc giữa não và buồng trứng, nên chỉ cần một buồng trứng khỏe mạnh thì cơ thể vẫn có thể sản xuất estrogen. Điều đó có nghĩa là phụ nữ bị cắt một bên buồng trứng vẫn sẽ có chu kỳ kinh nguyệt và có thể mang thai.
Như vậy, câu trả lời cho vấn đề “cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không” trong trường hợp này là “Có”. Việc phụ nữ chỉ cắt bỏ một bên buồng trứng trong khi buồng trứng còn lại không bị tổn thương thì chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra và vẫn có thể có con.
Ngoài ra, vẫn còn một số trường hợp mà đáp án cho băn khoăn “cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không” là “Có”. Đó là khi các khối u lành tính, u nang bì và u nội mạc tử cung… trong buồng trứng có thể được loại bỏ mà không cần phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng. Trong trường hợp này, buồng trứng vẫn còn và có thể tiếp tục sản xuất hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
>>> Bạn có thể xem thêm: MỚI NHẤT: 10 sự thật ít ai biết về chu kỳ kinh nguyệt
Cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không nếu cắt bỏ cả hai bên buồng trứng?
Cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không? Như thông tin ở trên mà Hello bacsi đã cung cấp những trường hợp cắt bỏ một bên buồng trứng vẫn có kinh nguyệt. Vậy cắt 2 bên buồng trứng có còn kinh nguyệt không?
Như đã đề cập ở trên, việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt được thực hiện nhờ sự liên lạc giữa não và buồng trứng. Khi 2 buồng trứng bị cắt bỏ, não không thể liên lạc với buồng trứng được nữa, các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt cũng không còn được hệ thống sinh sản sản xuất. Do đó, việc cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ khiến phụ nữ không thể có kinh nguyệt.
Ngoài ra, việc cắt bỏ 2 buồng trứng ở nữ giới chưa dậy thì và đã dậy thì sẽ tạo ra những thay đổi khác nhau:
- Đối với bé gái chưa dậy thì, việc cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ khiến bé không hành kinh, ngực ngừng phát triển, lông không mọc…
- Đối với nữ giới đã dậy thì, việc cắt bỏ cả hai buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt “biến mất” và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, mãn kinh sớm do phẫu thuật.
Vì chu kỳ kinh nguyệt không còn, nên phụ nữ bị cắt bỏ 2 bên buồng trứng cũng không thể thụ thai tự nhiên. Nếu vẫn muốn có con và tử cung vẫn còn nguyên vẹn, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được tiến hành trữ đông trứng trước khi phẫu thuật để sử dụng trong tương lai hoặc xin trứng hiến tặng để thụ tinh nhân tạo.
>>> Bạn có thể xem thêm: Cắt 2 bên buồng trứng có con được không? Tìm hiểu để xua tan nỗi lo!
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không nếu cắt bỏ cả hai bên buồng trứng” là “Không”.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cắt buồng trứng có còn kinh nguyệt không cũng như những vấn đề liên quan.
[embed-health-tool-ovulation]