3. Tâm trạng thay đổi không rõ nguyên nhân
Nhiều sự thay đổi rõ ràng sẽ diễn ra trong cơ thể bạn trong suốt những ngày đèn đỏ. Trong những ngày trước khi hành kinh, bạn sẽ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Lúc ấy, nồng độ hormone estrogen sẽ giảm mạnh trong khi nồng độ progesterone tăng nhanh. Estrogen có liên hệ với serotonin – “hormone hạnh phúc” trong khi progesterone lại có sự kết nối với một phần trong não bộ có liên quan tới sợ hãi, lo lắng và trầm cảm.
Sự thay đổi tâm trạng trong những ngày hành kinh có liên quan đến sự thay đổi của hormone trong cơ thể.
4. Thắc mắc máu kinh có dơ không hay máu kinh có bẩn không?

Nhiều người cho rằng máu kinh nguyệt là máu độc hoặc băn khoăn không biết máu kinh nguyệt có dơ không. Thực tế máu kinh không phải là sản phẩm của sự bài tiết các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài. Sự thật là máu kinh có chứa một ít máu, mô tử cung, niêm mạc tử cung. Máu kinh cũng khá giống với máu bình thường di chuyển qua các tĩnh mạch, nhưng thường ít đặc hơn và có ít tế bào máu hơn máu thông thường. Vậy máu kinh là máu sạch hay dơ? Thực tế, lượng máu kinh thoát ra khỏi cơ thể cũng kèm theo vi khuẩn.
5. Lầm tưởng về kinh nguyệt: Đây vấn đề cá nhân rất tế nhị
Bạn có thể nghĩ kinh nguyệt là vấn đề gì đó tế nhị và thuộc về cá nhân nhưng thật ra đây là một vấn đề lớn hơn đấy. Năm 2014, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng vệ sinh kinh nguyệt là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn không ít phụ nữ chưa được tiếp cận với điều kiện vệ sinh cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt. Thậm chí tại Ấn Độ, nhiều học sinh nữ đã phải bỏ 1 – 2 buổi học mỗi tháng chỉ vì đến ngày đèn đỏ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!