backup og meta

Vạch trần 4 nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi có kinh

Vạch trần 4 nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi có kinh

Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi thường xuyên bị đau đầu trong thời gian hành kinh hay đau đầu khi đến tháng mà không hiểu lý do vì sao. Vậy những nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi có kinh là gì?

Chứng đau đầu khi có kinh thường là do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn cảm thấy trán mình như có một sợi vải buộc chặt. Bạn cũng có thể bị đau đầu sau kỳ kinh nguyệt do mất máu hoặc giảm nồng độ chất sắt.

Trong số các nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi có kinh thì đau đầu và đau nửa đầu do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ hành kinh là phổ biến. Tuy nguyên nhân gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu khi có kinh là giống nhau nhưng các triệu chứng của chúng là khác nhau.

Bạn hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi hành kinh để có cách điều trị hợp lý nhé.

Vạch trần 4 nguyên nhân gây đau đầu khi có kinh

1. Thiếu máu do thiếu sắt gây đau đầu khi có kinh

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ hành kinh có thể khiến bạn bị đau nửa đầu, đau đầu và có xu hướng nặng lên. Tình trạng này làm cho nồng độ oxy trong máu thấp gây tổn hại năng lượng mà não bạn có thể sử dụng và làm bạn kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất.

Tình trạng thiếu máu thiếu sắt do mất máu kinh nguyệt cấp tính cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu kinh nguyệt, thường xảy ra ở gần cuối chu kỳ kinh nguyệt. Một số người đã đặt tên cho chứng đau này là một loại đau nửa đầu mới.

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt hay tới tháng bị đau đầu có thể là một sự kết hợp của các yếu tố như suy giảm estrogen, thiếu máu do thiếu sắt và nồng độ serotonin thay đổi.

Sự suy giảm nồng độ estrogen được cho là gây ra chứng đau nửa đầu ngay trước hoặc trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, thiếu máu do thiếu sắt là tác nhân tiềm ẩn của chứng đau nửa đầu xảy ra trong vài ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khá nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm khi thấy bản thân thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt, khó thở… Bạn cũng nên cung cấp cho cơ thể đủ chất sắt qua các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc những loại thuốc bổ sung sắt giúp giảm tình trạng thiếu máu.

2. Hội chứng tiền kinh nguyệt khiến bạn tới tháng bị đau đầu

hội chứng tiền kinh nguyệt gây đau đầu khi có kinh

Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể khiến bạn bị đau đầu do sự suy giảm estrogen và progesterone xảy ra trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Một yếu tố khác cũng có thể khiến bạn bị đau đầu trước kỳ kinh nguyệt do sự suy giảm serotonin trong não làm các mạch máu co lại khiến bạn bị đau đầu.

Trước chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen giảm kéo theo sự sụt giảm mức độ serotonin gây ra các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu mức serotonin của bạn giảm trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ dễ bị đau đầu khi có kinh hơn hay nguy cơ đau đầu khi đến tháng gia tăng.

Ngoài đau đầu, các triệu chứng của tiền kinh nguyệt cũng có thể khiến bạn thèm ăn, bầu vú mềm và sưng, hay quên, rối loạn giấc ngủ, đau cơ, lo lắng, căng thẳng, phiền muộn…

3. Đau đầu khi có kinh do estrogen và progesterone

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể khiến bạn bị đau đầu trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone này là estrogen và progesterone điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.

Estrogen là hormone sinh dục nữ. Hormone này đi qua dòng máu truyền thông điệp đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nồng độ estrogen tăng giữa chu kỳ kinh nguyệt có vai trò kích hoạt sự giải phóng trứng. Progesterone là một hormone quan trọng khác. Mức độ tăng của hormone này giúp cho việc trứng sau khi thụ tinh có thể “cấy” vào lòng tử cung.

Sau khi trứng rụng (trứng được phóng ra khỏi buồng trứng) thì nồng độ hormone suy giảm. Mức estrogen và progesterone sẽ giảm xuống mức thấp nhất ngay trước kỳ kinh của bạn khiến cho bạn dễ bị đau đầu dẫn đến hiện tượng đau đầu khi hành kinh hay đau đầu khi đến tháng.

4. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt

ảnh hưởng của hormone gây đau nửa đầu khi có kinh nguyệt

Hiện tượng đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu kinh nguyệt mà chúng ta quen gọi là đau đầu khi hành kinh đều gây ra bởi sự thay đổi hormone nhưng hai loại này có sự khác biệt liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu. 

  • Đau đầu do nội tiết tố: Chứng đau đầu do nội tiết tố có thể từ nhẹ đến trung bình và gây đau nhức hoặc đau nhói. Cơn đau đầu khi có kinh hay đau đầu khi đến tháng gây phiền toái và khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
  • Đau nửa đầu kinh nguyệt: Cơn đau nửa đầu kinh nguyệt có thể khiến cơ thể bạn bị suy nhược. Theo Tổ chức nghiên cứu về nhức đầu của Mỹ (National Headache Foundation), chứng đau nửa đầu kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến khoảng 60% phụ nữ.

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt có thể khiến bạn bị đau nhói nghiêm trọng bắt đầu từ ở một bên trán và di chuyển sang bên còn lại. Cơn đau thường khiến bạn gặp khó khăn trong việc mở mắt, làm việc hoặc thậm chí là suy nghĩ. Các triệu chứng thường đi kèm với cơn đau là buồn nôn, nôn, nhạy cảm với âm thanh, nhạy cảm với ánh sáng.

Nếu bạn thường xuyên trải qua các cơn đau nửa đầu, bạn có thể dễ bị đau nửa đầu kinh nguyệt hay đau đầu khi đến tháng. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt khác với chứng đau nửa đầu thông thường ở chỗ là bạn sẽ dễ bị choáng váng hay chóng mặt.

Mách bạn cách khắc phục đau đầu khi có kinh

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy chứng đau đầu và đau nửa đầu trong thời kỳ hành kinh xảy ra thường xuyên. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc áp dụng liệu pháp hormone để bạn giảm các triệu chứng đau đầu.

Bạn cũng nên đi khám khi thấy đau đầu kèm với các triệu chứng như rối loạn tâm thần, co giật, hoa mắt, tê liệt hoặc gặp khó khăn khi nói chuyện. Những triệu chứng này có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn mà là do các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bên cạnh việc chữa trị cơn đau đầu khi có kinh hay đau đầu khi đến tháng theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng nên kết hợp những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà để nhanh chóng khỏe mạnh hơn. Một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà là tập luyện nhẹ nhàng, chườm lạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung caffeine, massage thư giãn, châm cứu, bổ sung vitamin… Bạn hãy luôn để ý đến sức khỏe của bản thân để có tinh thần luôn thoải mái và lạc quan nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Menstrual Migraine https://headaches.org/2007/10/25/menstrual-migraine/ Ngày truy cập: 20.05.2020

Headaches and hormones: What’s the connection? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-daily-headaches/in-depth/headaches/art-20046729 Ngày truy cập: 20.05.2020

Is it Common to Get Migraines Before Your Period? https://kidshealth.org/en/teens/menstrual-migraine.html Ngày truy cập: 20.05.2020

Menstrual Migraines (Hormone Headaches) https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8260-menstrual-migraines-hormone-headaches Ngày truy cập: 20.05.2020

Menstrual Related Headache https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557451/ Ngày truy cập: 20.05.2020

Phiên bản hiện tại

26/09/2022

Tác giả: Hoa Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Đến tháng đau đầu phải làm sao? 10 cách trị đau đầu khi hành kinh

4 nguyên nhân gây đau bụng kinh khiến bạn mệt mỏi cả ngày


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 26/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo