Định nghĩa
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (sau khi rụng trứng). Các triệu chứng về thể chất, tinh thần, và cảm xúc có thể xảy ra từ mức độ rất nhẹ đến rất nặng và có thể bao gồm cáu bẳn, dễ bị kích động, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, đau nhức, mệt mỏi, thèm ăn…
Những ai thường mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng rất phổ biến. Khoảng 50% phụ nữ bị hội chứng này và thường là trong khoảng độ tuổi 20 tới 30. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc hội chứng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Nếu bạn mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, triệu chứng phổ biến nhất là tức giận và cáu kỉnh; chóng mặt hoặc ngất xỉu; thay đổi tâm trạng nhiều; giảm ham muốn tình dục; nhức đầu; đau vú; sưng vú; táo bón hay tiêu chảy; sưng mắt cá chân, bàn tay và mặt; nổi mụn.
Các triệu chứng về hành vi bao gồm trầm cảm, dễ khóc, căng thẳng, lo âu, khó tập trung. Các triệu chứng cơ thể khác là: sưng bụng dưới, mệt mỏi. Đôi khi, triệu chứng của PMS có thể nhẹ và khó thấy, nhưng cũng có lúc triệu chứng của PMS có thể rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của bệnh làm cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của PMS. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng PMS có thể xảy ra do mất cân bằng nội tiết tố nữ, estrogen và progesterone (hai hormone do buồng trứng sản xuất). Các chất trong cơ thể khác (như prostaglandin) cũng có thể gây ra PMS.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm:
- Di truyền. Có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này.
- Có vấn đề về tâm thần như lo lắng, trầm cảm.
- Thể dục. Bạn không tập thể dục đầy đủ.
- Bạn bị stress quá nhiều trong cuộc sống và công việc.
- Chế độ ăn của bạn thiếu vitamin B6, canxi và magiê.
- Bạn sử dụng quá nhiều chất có chứa caffeine.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt?
Những phương pháp điều trị bạn có thể áp dụng bao gồm: ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ. Thực đơn giàu carbohydrates (các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như các món mì, bánh mì, và gạo) có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng này. Bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ các thói quen hàng ngày có hại như uống thức uống chứa caffeine hoặc hoạt động nhiều trong khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng các thuốc chống trầm cảm; thuốc giữ nước; thuốc giảm đau; thuốc chống lo âu hoặc thuốc an thần; thuốc kiểm soát cân bằng nội tiết tố nữ; và thuốc tránh thai.
Cố gắng giảm stress bằng các phương pháp thư giãn như tập yoga hoặc thiền, đồng thời bạn nên ngưng hút thuốc.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt?
Bạn có thể tự chẩn đoán bằng cách sử dụng lịch theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ghi chú các triệu chứng. Nếu các triệu chứng luôn xảy ra trong vòng 2 tuần trước khi hành kinh và ngưng trong hoặc sau khi hành kinh, có thể đó là PMS. Không có xét nghiệm máu hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào có thể giúp ích cho việc chẩn đoán.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng tiền kinh nguyệt?
Để hạn chế diễn tiến của hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên:
- Ăn ít muối ngay trước khi bắt đầu vào những ngày hành kinh;
- Ngưng hút thuốc lá và sử dụng thức thức uống có cồn;
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì và các món mì. Ăn ít đường và hạn chế các món nhiều carbohydrate;
- Hạn chế lượng socola và caffeine (cà phê, nước ngọt, trà) trong cơ thể;
- Gọi bác sĩ nếu trong khi điều trị, các triệu chứng không cải thiện được hoặc xuất hiện triệu chứng mới;
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-ovulation]