backup og meta

5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai

5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai

Kinh nguyệt đôi khi gây khó chịu cho bạn nhưng nếu đến ngày mà bạn không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì rõ là không vui và bạn sẽ thấy nhiều vấn đề để lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn không mang thai thì điều gì làm bạn không có kinh nguyệt? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 5 nguyên nhân mất kinh không do mang thai như sau nhé.

5. Vấn đề cân nặng

Không phải chỉ người thừa cân mới có vấn đề cân nặng, người gầy cũng coi như là có vấn đề cân nặng. Thành thật mà nói, bất cứ sự thay đổi trọng lượng nào của cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt bất thường. Rối loạn ăn uống hoặc tập thể dục quá mức có thể là nguyên nhân. Thiếu cân dẫn đến thiếu lượng estrogen cần thiết để điều chỉnh chu kỳ và ngược lại. Vì vậy, một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục là cách để giải quyết vấn đề này.

4. Nguyên nhân mất kinh đến từ tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây rối loạn chu kỳ của bạn bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất làm thay đổi chu kỳ rụng trứng là sử dụng thuốc tránh thai. Tránh thai bằng các loại thuốc ức chế hormone sẽ làm cơ thể bạn không rụng trứng nữa. Bạn sẽ không còn rụng trứng và không có kinh nữa. Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của bạn.

3. Hội chứng buồng trứng đa nang

Đôi khi, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra trong trường hợp này. Hội chứng buồng trứng đa nang làm gia tăng các nội tiết tố nam, sản xuất thừa hormone androgen và do đó sự mất cân bằng xảy ra. Dấu hiệu đi kèm là mọc thêm lông, tóc, mụn trứng cá, tăng cân và có thể vô sinh. Bạn có thể rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có một kế hoạch điều trị cho vấn đề này.

2. Vấn đề tuyến giáp: nguyên nhân mất kinh ít người biết

Tuyến giáp chịu trách nhiệm cho sự trao đổi chất của cơ thể. Sự chuyển hóa này đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường và nếu bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến các hormone bao gồm estrogen, progesteronetestosterone. Tuyến giáp kém (huyết áp hoặc suy giáp) có thể làm rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh. Nếu nghi ngờ mình bị rối loạn tuyến giáp, bạn có thể đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị.

1. Mất kinh do stress

Stress có thể là nguyên nhân mất kinh phổ biến nhất hiện nay. Stress có thể là kết quả của sự chịu đựng về thể chất hoặc tinh thần. Nếu bạn đang trong tình trạng căng thẳng, cơ thể của bạn có thể hoạt động thất thường. Ngoài đau đầu, tăng cân, mụn trứng cá hoặc các vấn đề về da khác, vùng não dưới – phần của não kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn – cũng bị ảnh hưởng. Hormone được sản xuất để thích ứng với tình trạng stress có thể làm bạn không có kinh. Ngoài ra, stress liên tục có thể dẫn đến nhiều căn bệnh không thể rụng trứng. Nếu bạn nghĩ rằng stress là nguyên nhân, hãy thử một số hoạt động thư giãn có thể giúp bạn hồi phục và có kinh trở lại.

Bên cạnh năm lý do phổ biến trên, không có kinh cũng có thể là dấu hiệu của mãn kinh sớm mà hiếm khi xảy ra khi bạn ngoài 40 tuổi, một căn bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc loét dạ dày, một sự thay đổi đột ngột trong thói quen hàng ngày cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Dù sao, sự thất thường của chu kỳ ở phụ nữ bao giờ cũng đáng lo ngại, bạn nên giữ bình tĩnh và tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán chính xác hơn cũng như điều trị kịp thời.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

11 Reasons You Might Miss Your Period. http://www.whattoexpect.com/preconception/missed-period/. Ngày truy cập 30/08/2016

7 Reasons You Might Have a Late Period—Other Than Pregnancy. http://www.womenshealthmag.com/health/late-period. Ngày truy cập 30/08/2016

Why Is My Period Late?. http://www.healthline.com/health/womens-health/why-is-my-period-late#2. Ngày truy cập 30/08/2016

Phiên bản hiện tại

27/07/2020

Tác giả: Bác sĩ - Giáo sư Aron Schuftan

Cập nhật bởi: Ngọc Vũ


Bài viết liên quan

Mất kinh

Những lí do khiến bạn rối loạn kinh nguyệt


Tác giả:

Bác sĩ - Giáo sư Aron Schuftan

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện FV


Ngày cập nhật: 27/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo