backup og meta

Hay nóng giận vô cớ? Có thể vì mất cân bằng nội tiết

Hay nóng giận vô cớ? Có thể vì mất cân bằng nội tiết

Tâm trạng của bạn đang “tuột dốc không phanh’? Đó có thể là do tác động của ngoại cảnh, nhưng cũng rất có khả năng là bởi một nguyên nhân khác xuất phát từ bên trong: mất cân bằng nội tiết!

Dạo gần đây, bạn có thường xuyên nóng giận hay buồn bực vô cớ? Bạn luôn cảm thấy không thoải mái và khó chịu với mọi người xung quanh? Đó là những dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang bị mất cân bằng các hormone (hay còn gọi là nội tiết tố). Hormones là các chất dẫn truyền có bản chất hoá học, tác động điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nồng độ của chúng trong cơ thể không cố định mà thay đổi liên tục để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của cơ thể, ví dụ như trước và sau khi mang thai hoặc trong thời gian mãn kinh. Tuy nhiên, một số thuốc và bệnh lý cũng gây ảnh hưởng lên sự biến động nồng độ hormone trong cơ thể. Hãy kiểm tra xem mình có bị các triệu chứng sau đây không:

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh kéo dài khoảng 21 đến 35 ngày. Nếu ngày kinh của bạn đến sớm hơn hay trễ hơn hoặc  tắt kinh, điều đó có nghĩa là đang có sự thay đổi về nồng độ một số hormone trong cơ thể bạn, bao gồm estrogen và progesterone. Nếu bạn trong độ tuổi 40 đến 50, thì sự bất thường này có thể do bạn đang trong tuổi tiền mãn kinh, độ tuổi mà nồng độ các hormone kể trên sẽ suy giảm. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khoẻ như buồng trứng đa nang (PCOS). Hãy tới khám ở bác sĩ hoặc bệnh viện để được tư vấn thêm bạn nhé.

Nếu bạn còn băn khoăn, hãy tham khảo bài viết: Lo lắng về kinh nguyệt không đều và sự thật là…

Vấn đề về giấc ngủ

Nếu không ngủ đủ giấc hoặc ngủ không đủ sâu, các hormone của bạn có thể là nguyên nhân gây ra điều đó. Progesterone, một loại hormone tiết ra bởi buồng trứng, giúp bạn có cảm giác buồn ngủ. Nếu nồng độ của hormone này thấp hơn bình thường, bạn có thể khó đi vào giấc ngủ hơn. Nồng độ estrogen thấp cũng có thể gây nên các cơn bốc hoả và đổ mồ hôi trộm, khiến bạn khó yên giấc ngủ vào ban đêm.

Thèm ăn và tăng cân

Khi cảm thấy buồn hay bực dọc, bạn thường hay ăn. Đây là một dấu hiệu của giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Đó cũng là nguyên nhân của việc thay đổi nồng độ hormone sẽ liên quan đến tăng cân. Estrogen giảm làm tăng nồng độ của leptin, một hormone tạo cảm giác đói.

Thay đổi ở vú

Giảm nồng độ estrogen cũng làm cho mô vú giảm đậm độ. Sự tăng lên của hormone này có thể làm các mô bị dày lên, gây ra bướu hoặc u nang. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy có bất kì sự thay đổi nào ở vú, hoặc ngay cả khi bạn không cảm thấy có bất kì khó chịu nào ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Giảm ham muốn

Một trong những triệu chứng đáng lưu ý của mất căn bằng hormone đó là bạn giảm ham muốn tình dục, thường kèm theo với rối loạn giấc ngủ. Nếu không có một giấc ngủ “có chất lượng”, các hormone giới tính cũng sẽ bị giảm sản xuất theo.

Lo lắng, dễ kích động hoặc trầm cảm

Nếu bạn cảm thấy gần đây bạn thường xuyên có những hành động không giống với mình thường ngày, thì đừng nên vội tới nhà thuốc. Lo lắng hay trầm cảm là những dấu hiệu cho thấy bạn đang trong một trạng thái mất cân bằng, nhiễm độc, làm việc quá sức, stress hoặc bạn đã không cung cấp cho cơ thể đúng thứ cần thiết. Hãy lắng nghe tiếng nói của cơ thể bạn và đáp ứng lại nhu cầu của cơ thể nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Do you have a hormone imbalance? http://www.webmd.com/women/ss/slideshow-hormone-imbalance Ngày truy cập 15/02/2016

9 signs you have a hormonal imbalance and easy ways to fix it. http://www.mindbodygreen.com/0-9523/9-signs-you-have-a-hormonal-imbalance-easy-ways-to-fix-it.html Ngày truy cập 15/02/2016

Phiên bản hiện tại

28/12/2020

Tác giả: Khắc Tiến

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: phuong le


Bài viết liên quan

Chu kỳ kinh nguyệt: Thủ phạm làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Hay bị đau đầu, khó tập trung trước và trong khi hành kinh: Liệu có phải do thiếu máu, thiếu sắt?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Khắc Tiến · Ngày cập nhật: 28/12/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo