Giai đoạn trẻ trước 12 tháng
Vào khoảng 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát âm thành thạo và sử dụng những ngữ điệu khác nhau để gọi “ma ma” hay “ba ba” mặc dù chúng không hiểu từ đó có nghĩa gì. Khi gần 1 tuổi, trẻ có thể nói những từ liên quan đến môi trường xung quanh bằng cách chú ý đến âm thanh xung quanh và bắt đầu nhận biết tên của những đồ vật thông thường như chai, banh… Nếu bé chăm chú quan sát nhưng không phản ứng lại âm thanh, có thể thính giác của bé gặp sự cố.
Giai đoạn trẻ từ 12 – 15 tháng
Trẻ ở độ tuổi này có thể nói những âm khác nhau p, b, m, n. Ngoài ra, chúng cũng có thể bắt chước những âm thanh hay những từ nghe thấy như “ma ma” hay “ba ba”. Những từ bé có thể nói được đầu tiên thường là “bé”, “quả bóng”. Bé cũng có thể nói câu nói đơn giản như “Cho con đồ chơi đi”…
Giai đoạn trẻ từ 18 – 24 tháng
Hầu hết trẻ có thể nói khoảng 20 từ khi 18 tháng. Đến lúc 2 tuổi, trẻ có thể nói được 50 từ và ghép 2 từ lại với nhau để tạo thành câu đơn giản, chẳng hạn như: “Bé khóc” hay “Bố to”. Một đứa trẻ 2 tuổi có thể nhận biết được những đồ vật thông thường ở người và cả trong tranh ảnh. Ví dụ, trẻ có thể chỉ ra mắt, tai, mũi khi bạn hỏi và chúng cũng có khả năng hiểu những yêu cầu mà bạn đưa ra.
Giải đoạn trẻ từ 2 – 3 tuổi

Việc trẻ thường xuyên nói chuyện có thể làm tăng vốn từ vựng của mình. Khi học được nhiều từ, trẻ có thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo thành câu. Khi 3 tuổi, sự hiểu biết của trẻ cũng tăng lên phần nào. Lúc này, trẻ có thể hiểu được những câu mệnh lệnh như “Đặt nó lên bàn” hay “Để xuống gầm giường’’. Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng phân biệt được màu sắc và hiểu được khái niệm so sánh (lớn, nhỏ…).
Chẩn đoán trẻ chậm nói và cách điều trị
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!