Bệnh cường giáp nặng có chữa khỏi được không?
Đối với một số trường hợp bệnh nặng hơn hoặc không thể chữa cường giáp bằng thuốc, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng phương pháp điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Đây là phương pháp điều trị cường giáp vĩnh viễn được khuyến cáo rộng rãi nhất. Hầu hết mọi người đều được chữa khỏi sau khi dùng một liều. I-ốt phóng xạ có khả năng phá hủy một phần tuyến giáp, nhưng không gây hại cho bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.
Trong một số trường hợp khác, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị cường giáp bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Mặc dù có thể chữa dứt điểm bệnh cường giáp, nhưng phẫu thuật không được sử dụng rộng rãi như các phương pháp điều trị khác cho bệnh này. Nguyên nhân là vì hai phương pháp được mô tả ở trên hoạt động khá hiệu quả trong đại đa số các trường hợp.
Khuyến cáo trước khi chữa bệnh cường giáp mức độ nặng
Cần lưu ý rằng, việc loại bỏ hoặc phá hủy tuyến giáp sẽ gây ra một căn bệnh trái ngược hoàn toàn với bệnh cường giáp là suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp). Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp (levothyroxine) trong suốt phần đời còn lại. Cơ thể bạn vẫn cần hormone tuyến giáp, chỉ là không ở mức cao như khi bị cường giáp. Mặc dù bạn sẽ cần phải dùng thuốc và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhưng đây là một dạng bệnh tuyến giáp có thể kiểm soát được.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “bệnh cường giáp có chữa khỏi được không” là hoàn toàn có thể chữa khỏi được bạn nhé! Chỉ cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ, căn bệnh này sẽ không còn là một nỗi lo. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn cần phải duy trì việc thăm khám đều đặn mỗi 3 tháng một lần trong năm đầu tiên và một năm một lần trong những năm tiếp theo để theo dõi kỹ hoạt động của tuyến giáp.
Bệnh cường giáp có tái phát không?

Trên thực tế, người mắc bệnh cường giáp sau khi chữa khỏi thường được yêu cầu tái khám định kỳ để kiểm tra trạng thái hoạt động của tuyến giáp, đề phòng trường hợp bệnh tái phát.
Thiếu sót chính của thuốc kháng giáp chính là cường giáp cơ bản thường tái phát sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. Theo thống kê, khoảng 50% bệnh nhân chữa khỏi bệnh cường giáp bằng phương pháp dùng thuốc kháng giáp tái phát bệnh trong vòng 4 năm. Vì vậy, nhiều người bị cường giáp được khuyên nên xem xét một phương pháp điều trị ngăn chặn vĩnh viễn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
Mặc dù vậy, nếu lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bác sĩ và người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Các hướng dẫn hiện hành khuyến nghị nên cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp (Total Thyroidectomy) thay vì cắt bỏ hầu hết tuyến giáp (Subtotal Thyroidectomy). Người cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp có gần như 0% nguy cơ tái phát cường giáp sau khi phẫu thuật, trong khi phẫu thuật cắt bỏ hầu hết tuyến giáp lại có 8% nguy cơ cường giáp tồn tại hoặc tái phát sau 5 năm. Tuy nhiên, việc chữa dứt điểm tình trạng cường giáp bằng phương pháp cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, như đã đề cập ở trên, lại tạo ra căn bệnh suy giáp, khiến người bệnh phải dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!