backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn đã biết về màng ngăn tránh thai?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 03/08/2020

    Bạn đã biết về màng ngăn tránh thai?

    Màng ngăn tránh thai là một cái chụp dạng hình vòm làm bằng cao su dẻo, mỏng được đặt vào âm đạo, bao phủ lấy cổ tử cung.

    Màng ngăn tránh thai hoạt động ra sao?

    Màng ngăn tránh thai ngăn giữ tinh trùng không xâm nhập vào tử cung bằng cách chặn cổ tử cung lại. Để tăng cường bảo vệ, chất diệt tinh trùng được đặt vào, vì vậy nó bao phủ toàn bộ cổ tử cung.

    Màng ngăn tránh thai có thể được chèn vào trước khoảng 6 giờ đồng hồ trước khi quan hệ tình dục. Chất diệt tinh trùng bổ sung cũng nên được sử dụng nếu người nữ sẽ có quan hệ tình dục nhiều hơn 3 giờ sau khi chèn màng ngăn vào. Sau khi quan hệ tình dục, màng ngăn tránh thai phải được để lại trong ít nhất 6 giờ, nhưng không quá 24 giờ. Màng ngăn có thể được tháo bỏ bằng cách đặt một ngón tay vào âm đạo để kéo nó ra. Mỗi lần màng ngăn được lấy ra, nó phải được rửa sạch (bằng xà bông và nước), sấy khô, sau đó lưu trữ cẩn thận. Không nên rắc phấn bột em bé và không nên sử dụng với chất bôi trơn như dầu khoáng, dầu bôi trơn, hoặc dầu em bé. Những chất này có thể làm cho cao su trở nên giòn và dễ gãy. Kem bôi âm đạo khác, chẳng hạn như thuốc trị nấm men, cũng có thể làm hỏng cao su.

    Màng ngăn nên được thay thế ít nhất 2 năm 1 lần. Nó cần được kiểm tra thường xuyên các lỗ hỏng và thay thế khi cần thiết.

    Hiệu quả của màng ngăn tránh thai như thế nào?

    Trong suốt hơn 1 năm, 16 trong số 100 cặp vợ chồng điển hình – những người dựa vào màng ngăn tránh thai với chất diệt tinh trùng để ngừa thai việc có thai ngoài ý muốn. Nói chung, mỗi loại phương pháp kiểm soát sinh sản hiệu quả như thế nào là phụ thuộc vào rất nhiều thứ, trước tiên là sự kĩ lưỡng của người dùng.

    Bảo vệ chống các bệnh lây qua đường tình dục

    Màng ngăn tránh thai không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các cặp vợ chồng có quan hệ tình dục phải luôn luôn sử dụng bao cao su cùng với màng ngăn để bảo vệ chống lại các bệnh lây qua đường tình dục.

    Tất nhiên, kiêng cữ (không quan hệ tình dục) là phương pháp duy nhất mà luôn luôn ngăn ngừa mang thai và các bệnh lây qua đường tình dục.

    Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng màng ngăn tránh thai là gì?

    Hầu hết phụ nữ sử dụng màng ngăn thường không gặp vấn đề gì. Các tác dụng phụ mà một số phụ nữ có bao gồm:

  • Chất diệt tinh trùng có thể gây kích ứng da âm đạo và vùng xung quanh hoặc gây ra dị ứng.
  • Các loại cao su hay mủ cao su trong màng ngăn có thể gây phản ứng dị ứng (điều này là rất hiếm). Màng ngăn tránh thai có thể dễ làm nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Hội chứng sốc độc là một biến chứng hiếm gặp nếu màng ngăn bị để lại quá lâu trong âm đạo.
  • Màng ngăn tránh thai dành cho những ai?

    Nếu một cô gái chọn sử dụng màng ngăn, cô cũng phải luôn luôn có một nguồn cung cấp chất diệt tinh trùng.

    Màng ngăn tránh thai không phải là một lựa chọn tốt cho các cô gái có một số tình trạng sức khỏe hạn chế, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên cũng như trong thời kì kinh nguyệt.

    Cách sử dụng

    Bác sĩ phải làm màng ngăn tránh thai phù hợp với cô gái. Trong lúc khám phụ khoa, bác sĩ sẽ đo âm đạo của cô gái và sau đó xác định kích thước của màng ngăn phù hợp với cô ấy. Sau đó các bác sĩ hoặc y tá sẽ dạy cô làm thế nào để chèn và tháo bỏ màng ngăn. Một màng ngăn lắp không đúng hoặc không phù hợp có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn.

    Trong quá trình khám định kỳ hàng năm, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem màng ngăn vẫn còn vừa vặn hay không. Màng ngăn có thể không vừa vặn một cách chính xác nếu bạn đã tăng hoặc giảm khoảng 4.5kg, đã có em bé, đã phá thai, hoặc màng ngăn này được trang bị vào khi cô gái là một trinh nữ và bây giờ cô ấy có quan hệ tình dục. Nếu có thay đổi gì, cô gái nên gặp bác sĩ của mình để kiểm tra.

    Chi phí

    Một màng ngăn thường có chi phí khoảng 1, 500 000 đồng. Màng ngăn cần được thay thế 2 năm 1 lần. Ngoài ra còn có các chi phí khám bác sĩ và chỉnh sửa màng ngăn cho vừa vặn. Nhiều chương trình bảo hiểm y tế chi trả luôn các chi phí này và các phòng khám kế hoạch hóa gia đình thì tính phí ít hơn.

    Ngoài màng ngăn tránh thai, bạn có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp ngừa thai an toàn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 03/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo