backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Người bị bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất?

Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành · Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


Ngày cập nhật: 13/05/2023

    Người bị bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất?

    Chế độ ăn có một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout (gút). Tuy nhiên, bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì là những câu hỏi mà không phải bất cứ người bệnh nào cũng biết câu trả lời.

    Bệnh gút sẽ gây ra những cơn đau nhức khớp, sưng khớp rất khó chịu. Người bệnh thường phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Vậy mắc bệnh gút kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt nhất? Hãy cùng Hello bacsi giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé.

    Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

    Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

    Các triệu chứng bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Các tinh thể axit uric dư thừa sẽ lắng đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội. Hầu hết những người mắc bệnh gout do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

    Bạn có biết, một số loại thực phẩm giàu purin làm tăng nồng độ axit uric? Bởi vì axit uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể.

    Đối với người bình thường, ăn nhiều thực phẩm giàu purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gút loại bỏ axit uric kém nên tiêu thụ quá nhiều purin sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gút. Nếu hỏi bị bệnh gút kiêng ăn gì, thì chắc chắn phải cẩn thận với các loại thực phẩm giàu purin.

    Trong khi đó, các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.

    Cụ thể, những người bệnh gout kiêng ăn gì?

    Như đã nói ở phần trên, purin chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Song song đó, bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Vậy tổng kết lại, bệnh gút kiêng ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

    • Thực phẩm giàu purin: bao gồm nội tạng động vật (gan, thận, não, tim…); thịt đỏ (gà lôi, thịt bê và thịt nai); hải sản (sò điệp, cua, tôm); cá (cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…)
    • Rượu và bia
    • Một số loại rau nhiều purin: gồm măng tây, các loại nấm, giá đỗ, rau dền, đậu Hà Lan, các loại rau mầm, cải bó xôi.
    • Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và nước ngọt
    • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
    • Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
    • Tinh bột tinh chế: như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

    Bệnh gout nên ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gout

    Bệnh gout nên ăn gì?

    Bệnh gout nên ăn gì? Đây cũng là vấn đề nhiều người bị gút quan tâm bên cạnh “bệnh gout kiêng ăn gì”. Họ hoang mang vì phần lớn những thực phẩm đều có purine hoặc fructose. Hãy ghi nhớ danh sách những thực phẩm ít các chất này gồm:

    • Trái cây: Tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gút do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
    • Rau quả: Hầu hết các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, nấm, cà tím và rau xanh
    • Ngũ cốc nguyên hạt: Người bị gútt nên ăn ngũ cốc gì? Đó là yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
    • Đồ uống: Cà phê, trà và trà xanh
    • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu phụ
    • Các loại thảo mộc và gia vị
    • Các sản phẩm từ sữa ít béo, ít đường
    • Dầu thực vật
    • Các loại hạt và đậu
    • Trứng

    Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải

    Bên cạnh những thực phẩm trong danh sách “bệnh gout kiêng ăn gì” được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải, một vài lần mỗi tuần:

    • Thịt gà, thịt bò, thịt heo và thịt cừu
    • Cá hồi tươi hoặc đóng hộp.

    Áp dụng đúng bệnh gout kiêng ăn gì có trị khỏi bệnh hay không?

    Nhiều người bệnh lầm tưởng rằng chỉ cần ăn kiêng là có thể trị bệnh gout dứt điểm mà không cần thuốc. Vì vậy, họ kiêng khem quá đã dẫn đến thiếu dinh dưỡng, cơ thể dễ bị ốm, tâm trạng thất thường, mệt mỏi, stress,…

    Gout bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa phức tạp của cơ thể, chứ không riêng việc nạp nhiều purin. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần kết hợp điều trị bằng thuốc với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    bệnh gout kiêng ăn gì và chế độ sinh hoạt ra sao

    Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì thì một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, chúng bao gồm:

    Giảm cân

    Thừa cân sẽ khiến người bệnh gút dễ bị một đợt gút cấp. Khi bạn thừa cân, cơ thể có sự đề kháng insulin. Việc này góp phần thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể.

    Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

    Tập thể dục

    Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp và cải thiện quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

    Uống đủ nước

    Uống đủ nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu thông qua thận. Khi bạn tập thể dục nhiều thì càng cần phải bổ sung nhiều nước.

    Hạn chế uống đồ uống có cồn

    Cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Bởi vì, cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric nên lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

    Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì. Việc kiểm soát chế độ ăn uống và tuân theo lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa sự tấn công đột ngột của các cơn gout.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành

    Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


    Ngày cập nhật: 13/05/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo