Người ta từng cho rằng nguyên nhân bệnh gout đơn thuần là do chế độ ăn của người bệnh có quá nhiều rượu thịt, nhưng thực tế còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra căn bệnh này. Hãy xem bạn hiểu bao nhiêu về nguyên nhân gây bệnh gout nhé!
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Người ta từng cho rằng nguyên nhân bệnh gout đơn thuần là do chế độ ăn của người bệnh có quá nhiều rượu thịt, nhưng thực tế còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra căn bệnh này. Hãy xem bạn hiểu bao nhiêu về nguyên nhân gây bệnh gout nhé!
Gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn, bệnh có liên quan đến axit uric.
Axit uric là một chất thải do cơ thể tạo ra khi tiêu hóa một số loại thực phẩm. Khi nồng độ axit uric trong máu cao sẽ khiến các tinh thể của nó tích tụ trong khớp, kích hoạt tình trạng sưng viêm và đau dữ dội.
Gout là một bệnh phức tạp. Có nhiều yếu tố đóng vai trò nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.
Nguyên nhân bệnh gout cơ bản và trực tiếp nhất là do axit uric tích tụ trong cơ thể quá nhiều, khiến các tinh thể muối natri urate tích tụ trong khớp gây viêm khớp.
Bệnh gout xảy ra khi nồng độ urate trong máu luôn trên mức giới hạn cho phép trong suốt thời gian dài, tạo điều kiện cho tinh thể urate hình thành. Khoảng 2/3 lượng urate trong cơ thể chúng ta đến từ sự phân hủy lượng purin tự nhiên trong tế bào. 1/3 lượng urate còn lại đến từ hoạt động phân giải purin trong một số thực phẩm và đồ uống.
Có urate trong máu không có nghĩa là bị mắc bệnh gout. Người khỏe mạnh bình thường cũng có urate trong máu. Khi urate bắt đầu tích tụ, cơ thể sẽ loại bỏ lượng urate dư thừa qua đường tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều urate hoặc thận không thể loại bỏ đủ urate thì mức urate bắt đầu tăng lên. Nếu mức urate vượt quá điểm bão hòa thì có khả năng hình thành tinh thể muối natri urat.
Những tinh thể này chính là nguyên nhân gây nên hầu hết những tổn thương cho người bệnh gout. Chúng chủ yếu hình thành trong và xung quanh các mô khớp, đặc biệt là ở khớp ở tay chân, nhất là các khớp ngón.
Các tinh thể có thể dần tích tụ trong trong sụn và các mô khớp trong nhiều năm mà người bệnh không hề hay biết. Khi trong khớp đã có quá nhiều tinh thể tích tụ, các tinh thể này tràn ra ngoài khoang khớp (khoảng trống giữa các xương). Các tinh thể cứng hình kim chạm vào lớp lót mềm của khớp (synovium) và làm khớp bị viêm nhanh chóng.
Quá trình viêm phá vỡ các tinh thể đã trở nên lỏng lẻo bên trong khớp. Vậy nên trong vài ngày hoặc vài tuần, cơn gout dường như lắng xuống.
Sự tích tụ của các tinh thể, ngoài việc gây ra các cơn viêm đột ngột còn dẫn đến hình thành các tophi (nốt sần) bên trong và xung quanh khớp. Những hạt tophi này có thể phát triển và gây áp lực làm tổn thương sụn và xương. Vì lẽ đó, cơn đau sẽ xuất hiện hàng ngày với tần suất thường xuyên hơn, vào mỗi khi người bệnh vận động khớp. Bệnh gout trong giai đoạn này thường đã thành mãn tính. Ở một số trường hợp, người ta có thể dễ dàng quan sát các tophi và cảm nhận được chúng ở dưới da. Tuy nhiên, phần chưa quan sát được của tophi trong khớp và các mô sâu hơn thường khá rộng.
Người mắc bệnh gout mãn tính có nguy cơ cao bị tổn thương các khớp vĩnh viễn.
Nếu phân loại thì hai nguyên nhân gây bệnh gout chính yếu nhất là:
Các đối tượng dễ mắc bệnh gout bao gồm:
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh hout hầu như luôn xảy ra đột ngột và thường vào ban đêm, bao gồm:
Bác sĩ thường kê thuốc để điều trị bệnh gout. Thuốc trị gout được sử dụng để điều trị các cuộc tấn công cấp tính và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Thuốc cũng giúp làm giảm nguy cơ gây biến chứng sau này, chẳng hạn như ngăn ngừa sự hình thành của các tophi (nốt sần phát triển do tinh thể urate tích tụ).
Thuốc kê toa liều cao hơn dùng để ngăn chặn một cơn gout cấp tính, sau đó người bệnh sẽ dùng liều hàng ngày thấp hơn như một biện pháp để phòng ngừa.
NSAIDs tiềm ẩn nguy cơ gây ra các cơn đau, xuất huyết và loét dạ dày.
Sau khi cơn gout cấp được giải quyết, bác sĩ có thể kê đơn liều colchicine hàng ngày thấp để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.
Corticosteroid thường được chỉ định cho những bệnh nhân gout không thể dùng NSAID hoặc colchicine. Tác dụng phụ của corticosteroid bao gồm thay đổi tâm trạng, tăng lượng đường trong máu và tăng huyết áp.
Bên cạnh thuốc để điều trị, còn có thuốc ngăn ngừa biến chứng bệnh gout. Trong trường hợp bệnh nhân gặp một vài cơn gout mỗi năm hoặc ít bị các cơn gout nhưng mỗi cơn đều đau đớn nặng nề, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc để giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng. Nếu tổn thương đã được quan sát rõ trên ảnh chụp X–quang, người bệnh bị tophi (các nốt sần), bệnh thận mãn tính hoặc sỏi thận thì nên dùng thuốc để hạ mức axit uric trong cơ thể. Có các tùy chọn như sau:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Gout
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/diagnosis-treatment/drc-20372903
Truy cập ngày 30/07/2018
Gout
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/symptoms-causes/syc-20372897
Truy cập ngày 30/07/2018
Everything you need to know about gout
https://www.medicalnewstoday.com/articles/144827.php
Truy cập ngày 30/07/2018
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!