backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tỏi đen

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phan Vân Anh · Ngày cập nhật: 03/03/2021

    Tỏi đen

    Màu sắc tỏi đen trông giống như bị “cháy thành than’ khiến nhiều người ngần ngại không dám ăn. Thật ra, hương vị của tỏi đen không những thơm ngon hơn tỏi thường mà các tác dụng tỏi đen mang lại cho sức khỏe cũng rất đáng chú ý.

    Tỏi đen được hình thành qua quá trình lên men tỏi thường. Kết quả của quá trình này là loại tỏi có màu đen, vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi thường và có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn hẳn tỏi thường. Tỏi đen được sử dụng phổ biến ở châu Á như một loại gia vị cho các món ăn cũng như thành phần trong các bài thuốc, đặc biệt là tại Nhật Bản. Vậy tỏi đen có tác dụng gì mà “thần kỳ’ đến vậy?

    Tác dụng của tỏi đen

    Lợi ích của tỏi đen

    Công dụng của tỏi đen có thể kể đến như kháng sinh, lợi tiểu, giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa… nhờ các thành phần:

    • Các hợp chất lưu huỳnh, axit linoleic và polyphenol.
    • Nhiều hợp chất hữu ích như 18 trong số 20 axit amin, bao gồm 8 axit amin thiết yếu trong tự nhiên.

    Sau đây là một số tác dụng tỏi đen quan trọng mà bạn cần biết:

    1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

    Tỏi đen là một người bạn tuyệt vời cho tim mạch và hệ tuần hoàn vì chứa chất chống oxy hóa cùng khả năng cân bằng huyết áp nhờ chất allicin. Công dụng tỏi đen cụ thể là làm loãng máu, làm giảm tập hợp tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và duy trì huyết áp khỏe mạnh.

    2. Tác dụng tỏi đen hỗ trợ lợi tiểu tự nhiên

    Các bài thuốc từ tỏi đen cung cấp một lượng kali tốt. Đó là lý do tại sao tỏi này rất tốt cho những người bị bí tiểu, phù thũng hoặc vấn đề về thận.

    3. Làm tăng collagen cho da

    ăn tỏi đen có tác dụng gì cho da?

    Những người có vấn đề về da từ cấp tính đến mạn tính như viêm da, mụn, bệnh vẩy nến và rosacea hay một số vấn đề khớp thì nên ăn tỏi sống. Nếu tỏi thường quá khó ăn, bạn có thể thử làm tỏi đen và thử xem ăn tỏi đen có tác dụng gì không nhé!

    Tỏi đen cung cấp các hợp chất lưu huỳnh, làm cho tóc và da khỏe mạnh và đẹp hơn. Nó liên kết với collagen và keratin – các protein cấu tạo nên tóc, móng và da. Ngoài ra, tỏi này cũng được khuyên dùng cho những người bị viêm khớp và đau cơ bắp.

    3. Tăng cường hệ miễn dịch

    Nếu bạn bị ốm vì hệ miễn dịch không khỏe mạnh thì bạn nên ăn tỏi đen. Tác dụng tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, giúp chống lại virus và vi khuẩn.

    4. Cải thiện sức bền cơ bắp

    Tỏi đen được khuyên dùng cho các vận động viên hoặc những người muốn cải thiện sức bền cơ bắp. Ngoài ra, tỏi đen cũng tốt cho việc chống lại hội chứng mệt mỏi kinh niên hoặc kiệt sức do làm việc quá mức hay thiếu ngủ thường xuyên.

    5. Ngăn ngừa lão hóa sớm

    làm chậm quá trình lão hóa

    Tỏi đen là thực phẩm tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của tế bào. Thêm vào đó, tỏi đen còn có thể loại bỏ các gốc tự do.

    6. Điều trị các vấn đề hô hấp

    Tỏi đen rất tốt để giảm các triệu chứng hen và dị ứng. Ngoài ra, tỏi đen giúp làm chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản và các vấn đề hô hấp thông thường khác.

    7. Tác dụng giảm căng thẳng

    Hãy tận dụng tác dụng tỏi đen như một phương thuốc thiên nhiên giúp bạn giảm căng thẳng quá mức. Tỏi đen giúp trấn an sự lo lắng, chữa mất ngủ, giảm kích thích và tâm trạng ưu lo.

    Ngoài các lợi ích nổi bật trên, tỏi đen còn có nhiều tác dụng khác cho sức khỏe như chống lại táo bón, làm giảm cholesterol và có tính chất chống ung thư nhờ hàm lượng cysteine.

    Phát huy tác dụng tỏi đen bằng các bài thuốc tại gia

    Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Đơn giản nhất chính là dùng tỏi đen trực tiếp! Để tăng hiệu quả trị bệnh, bạn có thể thực hiện các cách làm khác sau đây nhé.

    1. Nước ép tỏi đen

    Nước ép tỏi đen

    Cách làm

    • Cho 3 đến 5g tỏi đen và 1 chén nước ấm cho vào máy xay nhuyễn.
    • Dùng rây lọc thực phẩm để loại bỏ bã.

    Cách dùng: Bạn có thể uống trực tiếp nước ép tỏi đen hoặc dùng cùng với sinh tố hay nước ép hoa quả. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể xay nhuyễn tỏi đen với số lượng nhiều và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

    Công dụng: Nước ép tỏi đen giúp bạn hấp thụ dưỡng chất nhanh hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

    2. Nước ép tỏi đen và quất

    Cách làm: Dùng 50g tỏi đen và 100 quả quất tươi đem ép lấy nước.

    Cách dùng: Uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê.

    Công dụng: Theo nghiên cứu, tỏi đen có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong ổ bụng và có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày. Thường xuyên sử dụng tỏi đen có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

    3. Tỏi đen ngâm mật ong

    Tỏi đen ngâm mật ong

    Cách làm

    • Bóc vỏ lấy khoảng 125–150g tỏi đen và để nguyên củ cho vào lọ thủy tinh
    • Đổ mật ong vào cho ngập kín tỏi đen
    • Ngâm khoảng 3 tuần là bạn có thể dùng được.

    Cách dùng: Mỗi ngày bạn ăn khoảng 3 củ tỏi đen và một thìa mật ong, chia đều ra các bữa ăn trong ngày.

    Công dụng: Tỏi đen kết hợp với mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt bài thuốc này mang lại hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, giúp bạn hạn chế lão hóa, làm da đẹp hơn.

    4. Tỏi đen ngâm rượu

    rượu tỏi đen có tác dụng gì

    Cách làm

    • Bạn lấy 250g tỏi đen đã bóc bỏ vỏ ngâm với 1 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh.
    • Để trong khoảng 10 ngày có thể dùng được.

    Cách dùng: Mỗi ngày bạn dùng khoảng 2 đến 3 lần. Trong đó, mỗi lần bạn dùng 30–40 ml sau mỗi bữa ăn sẽ giúp phát huy công dụng tối ưu của tỏi đen.

    Rượu tỏi đen có tác dụng gì?

    Tỏi đen ngâm rượu là một bài thuốc giúp cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất, có khả năng diệt khuẩn, ngừa ung thư, giảm mỡ máu và bảo vệ tim mạch. Cách dùng này rất tốt đối với những người bệnh đang điều trị với thuốc kháng sinh.

    Rượu tỏi đen giữ được 100% hoạt chất allicin, một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

    5. Tỏi đen ngâm giấm

    Tỏi đen ngâm giấm

    Cách làm

    • Tỏi đen bóc sạch vỏ, cắt lát mỏng
    • Đem ngâm tỏi đen với giấm trong vòng 30 ngày.

    Cách dùng: Dùng lát tỏi đen đã ngâm với giấm ngậm từ 10 đến 15 phút.

    Công dụng: Bài thuốc từ tỏi đen này có tác dụng chữa viêm họng, ho mãn tính. Dùng kiên trì như vậy có thể chữa được bệnh ho mãn tính lâu ngày không khỏi.

      Lưu ý khi dùng tỏi đen

    • Tìm mua tỏi ở những nơi uy tín, chất lượng, có nhãn mác địa chỉ và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo chất lượng tỏi đen.

    • Không dùng tỏi đen hết hạn sử dụng, không dùng tỏi đã bị mốc.

    • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi dùng.

    • Nếu ăn trực tiếp nên nhai kỹ để tỏi đen phát huy hết tác dụng.

    • Nếu uống rượu ngâm tỏi đen thì không nên uống nhiều, chỉ khoảng nửa ly nhỏ uống trà, nếu uống nhiều mà cơ thể không hấp thụ hết gây lãng phí.

    • Bạn nên ăn tỏi đen lúc bụng rỗng, trước khi ăn sáng.

    • Bạn không nên ăn quá nhiều trong 1 ngày. Liều lượng ăn tỏi đen là nên ăn 1–2 củ trong 1 ngày.

    • Bà mẹ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

    Bạn có thể tìm cách làm tỏi đen ngay tại nhà để cảm thấy an tâm hơn so với việc mua tỏi đen ở ngoài. Tuy nhiên, hãy cẩn thận trong khâu chế biến để chắc chắn vẫn đảm bảo được tác dụng tỏi đen nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Phan Vân Anh · Ngày cập nhật: 03/03/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo