<p><strong>Thành phần</strong></p><p>- Hoạt chất</p><p> + Acid amin thiết yếu: L-Leucin 18,3mg, L-Isoleucin 5,9mg, Lysin hydroclorid 25,0mg, L-Phenylalanin 5,0mg, L-Threonin 4,2mg, L-Valin 6,7mg, L-Tryptophan 5,0mg, L-Methionin 18,4mg, Acid 5-Hydroxyanthranilic Hydroclorid 0,2mg.</p><p> + Vitamin: Vitamin A 2000IU; Vitamin D2 200IU; Vitamin B1 nitrat 5,0mg; Vitamin B2 3,0mg; Nicotinamid 20,0mg; Vitamin B6 2,5mg; Acid folic 0,2mg; Calci pantothenat 5,0mg; Vitamin B12 1,0µg; Vitamin C 20,0mg; Vitamin E 1,0mg.</p><p>- Tá dược:Tinh bột khoai tây, lactose, cellulose tinh thể, calci carboxymethylcellulose, nhôm silicat, methyl cellulose, titan oxyd, hydroxypropylcellulose, polyethylen glycol 6000, chocolate, tartrazin, erythrosin.</p><p></p><p><strong>Chỉ định </strong>(Thuốc dùng cho bệnh gì?)</p><p>- Duy trì và phục hồi sức khỏe trong các trường hợp:</p><p> + Hoạt động thể lực, lao động nặng.</p><p> + Mệt mỏi, làm việc quá sức.</p><p> + Sau đợt bệnh nặng, sau phẫu thuật.</p><p>- Bồi dưỡng, cung cấp chất đạm và vitamin cho:</p><p> + Trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.</p><p> + Người bệnh có nguy cơ thiếu hụt vitamin và chất đạm.</p><p></p><p><strong>Chống chỉ định</strong> (Khi nào không nên dùng thuốc này?)</p><p>- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đặc biệt với các vitamin A, D, B12, C, PP.</p><p>- Người bệnh thừa vitamin A.</p><p>- Tăng calci máu hoặc nhiễm độc vitamin D.</p><p>- Có tiền sử dị ứng với các Cobalamin (vitamin B12 và các chất liên quan).</p><p>- Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD), người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).</p><p>- Không dùng vitamin PP trong các trường hợp hạ huyết áp nặng, xuất huyết động mạch.</p><p></p><p><strong>Liều dùng</strong></p><p>- Thuốc uống.</p><p>- 1 - 2 viên mỗi ngày.</p><p></p><p><strong>Tác dụng phụ</strong></p><p>Sử dụng Vitamin A liều cao có thể dẫn đến ngộ độc. Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan - lách to, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau khớp, ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm.</p><p>Vitamin D: Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên có thể xảy ra cường vitamin D, dẫn đến ngộ độc khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D. Triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu. Biểu hiện của tăng calci máu và ngộ độc vitamin D thường gặp:</p><p>- Thần kinh: yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu.</p><p>- Tiêu hóa: chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy.</p><p>- Khác: ù tai, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.</p><p>- Vitamin B12: hiếm gặp, phản ứng ngoài da: mề đay, ngứa.</p><p>- Vitamin C: tăng oxalat niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ với liều cao hằng ngày.</p><p>- Vitamin PP: liều nhỏ vitamin PP thường không gây độc, nếu dùng liều cao như liều điều trị pellagra có thể xảy ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da, những tác dụng phụ này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.</p><p>- Methioniri: buồn nôn, nôn, ngủ gà, dễ bị kích thích.</p><p>- Thiamin: hiếm xảy ra hiện tượng quá mẫn (khi tiêm).</p><p>- Pyridoxin: có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, nếu dùng liều 200mg/ngày và kéo dài trên 2 tháng.</p><p>- Các acid amin và các vitamin khác tác dụng phụ hiếm xảy ra và chỉ có khi sử dụng liều rất cao so với liều sử dụng hoặc chưa có báo cáo tác dụng phụ.</p><p>* THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ MỌI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ</p><p></p><p><strong>Thận trọng</strong> (Những lưu ý khi dùng thuốc)</p><p>- Phải thận trọng khi dùng thuốc khác có chứa Vitamin A.</p><p>- Không được dùng acid folic phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn. Các chế phẩm đa vitamin có chứa acid folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức độ thiếu thực sự vitamin B12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12. Trong thời gian dùng thuốc, nước tiểu đôi khi có thể có màu vàng nhạt, do thuốc có chứa vitamin B2.</p><p>- Người bệnh suy gan, suy chức năng thận.</p><p></p><p><strong>Tương tác thuốc</strong> (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)</p><p>- Cholestyramin, parafin ngăn cản sự hấp thu vitamin A và D tại ruột.</p><p>- Sử dụng vitamin C đồng thời với:</p><p>- Fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương.</p><p>- Aspirin làm tăng bài tiet vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.</p><p>- Sử dụng nicotinamid đổng thời với:</p><p>- Thuốc chẹn alpha-adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.</p><p>- Các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại cho gan.</p><p>- Không nên dùng cùng với carbamazepinyl gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính. Để tránh các tương tác có thể xảy ra, phải luôn luôn báo bác sĩ hoặc dược sĩ mọi thuốc khác đang dùng</p><p></p><p><strong>Bảo quản: </strong>Nơi khô mát (dưới 30°C) và tránh ánh sáng</p><p></p><p><strong>Đóng gói:</strong> Hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng</p><p></p><p><strong>Thương hiệu:</strong> Roussel (Việt Nam)</p><p></p><p><strong>Nơi sản xuất:</strong> Roussel (Việt Nam)</p><p></p><p><em>Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.</em></p><p><em>Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.</em></p><p></p><p></p>