Nếu vấn đề này được phát hiện sớm hơn, bé có thể sử dụng kháng sinh đường uống. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bé có thể phải tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch và lấy mủ từ các hạch bị nhiễm trùng.
Làm gì khi trẻ bị nổi hạch bạch huyết ở cổ?
Nếu bạn phát hiện trẻ bị nổi hạch ở cổ, bạn nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế tuy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mình và từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Hạch do các bệnh lý viêm nhiễm như viêm họng, viêm amidan, hoặc bệnh lý nhiễm trùng thì khi điều trị khỏi nguyên nhân gây ra các bệnh lý này, hạch sẽ tự hết vì vậy bạn không cần quá lo lắng.
Nếu nghi ngờ sưng hạch bạch huyết ở cổ do ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc sinh thiết hạch để chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị tình trạng nổi hạch bạch huyết ở trẻ như thế nào?

Hạch bạch huyết bị sưng là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Thế nên, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng về hình dáng, kích thước, màu sắc, tình trạng của những nốt hạch để xác định nguyên nhân.
Thông thường, khi trẻ nổi hạch bạch huyết thì không cần điều trị, bởi lẽ chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu con bị nổi hạch do nhiễm khuẩn, một vài loại thuốc kháng sinh có thể được kê toa, kèm theo thuốc giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau, nhức nhiều. Việc điều trị hạch bạch huyết còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản tạo ra chúng.
Nếu con bạn có kèm theo biểu hiện đau họng, sốt và các hạch bạch huyết tiếp tục phát triển hoặc không biến mất trong nhiều tuần, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, khi bạn nhận thấy vết bầm tím lạ hoặc nếu con bạn bị chảy máu mũi, miệng không rõ nguyên nhân, thậm chí là sút cân cũng nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Lưu ý là các nốt hạch có kích thước lớn hơn 4cm là tình trạng nghiêm trọng và cần phải can thiệp y tế.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sưng hạch bạch huyết cảnh báo điều gì?
Cha mẹ cần phải xác định rõ tất cả các vị trí hạch nổi ở trẻ như: hạch sau tai ở trẻ nhỏ, hay trẻ nổi hạch sau đầu,.. để có thể sát sao theo dõi tiến triển phát triển của bệnh. Mặc dù vấn đề sưng, nổi hạch bạch huyết ở trẻ em là khá phổ biến và thường tự khỏi. Tuy nhiên cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như bản chất của bệnh hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ để có phương pháp xử lý kịp thời nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!