Nhiều người nghĩ sỏi thận ít xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, bệnh sỏi thận ở trẻ em ngày càng tăng. Phát hiện sớm bệnh này ở trẻ để kịp thời điều trị.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nhiều người nghĩ sỏi thận ít xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, bệnh sỏi thận ở trẻ em ngày càng tăng. Phát hiện sớm bệnh này ở trẻ để kịp thời điều trị.
Bệnh sỏi thận khá phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó, trẻ em cũng mắc bệnh này. Sỏi thận bắt đầu hình thành với tinh thể kết tủa do thành phần hóa học có trong nước tiểu. Chúng thường được hình thành trong thận hoặc đường tiết niệu.
Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như:
1. Nhiễm trùng thận
2. Bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu
3. Các vấn đề di truyền.
Trong giai đoạn ban đầu, bạn sẽ thấy trẻ đau rũ rượi và nghĩ rằng trẻ chỉ đau bụng. Đừng để sự nhầm lẫn này hành hạ trẻ, bạn cần phải nhận biết được triệu chứng của bệnh này để xác định xem có phải trẻ đang bị sỏi thận hay không. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
1. Cẩn thận nếu trẻ nói mình bị đau lưng
2. Hỏi xem trẻ có bị đau dữ dội và khoảng cách giữa những cơn đau có đều nhau hay không
3. Sốt, nôn mửa và buồn nôn
4. Đau ở vùng háng khi đi tiểu hay tiểu ra máu.
Có thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc mô tả những vấn đề của mình mà chỉ nói đến những cơn đau bụng. Nếu trẻ quá nhỏ, sỏi sẽ được phát hiện khi kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu và chụp X-quang.
Đi tiểu ra máu, đau rát khi đi tiểu là dấu hiệu của sỏi thận. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn cho bé xét nghiệm nước tiểu để xem trong nước tiểu có máu hay không. Dưới đây là một số biện pháp chẩn đoán khác mà bác sĩ sẽ thực hiện:
1. Chụp X-quang
2. Xét nghiệm nước tiểu
3. Siêu âm
4. Chụp CT để phát hiện những viên sỏi nhỏ, tuy nhiên phương pháp này rất dễ khiến trẻ bị nhiễm bức xạ.
Khi đã được chẩn đoán là bị sỏi thận, bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng cách cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị khác như:
1. Nếu trẻ không thể uống nhiều nước do buồn nôn, chất lỏng sẽ được cung cấp qua đường tĩnh mạch
2. Thuốc giảm đau
3. Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp tán sỏi hoặc phẫu thuật khi sỏi quá lớn
4. Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, đập vụn sỏi và đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Phương pháp này an toàn và không làm ảnh hưởng đến thận của bé.
Để phòng tránh sỏi thận ở trẻ, bạn hãy thử áp dụng một số biện pháp sau:
Khi trẻ than bị đau bụng dữ dội, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện khám để sớm tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!