Không chỉ người lớn mới bị phiền toái bởi gàu mà trẻ nhỏ cũng bị nếu mẹ không chăm sóc trẻ cẩn thận. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị gàu ở trẻ em ngay sau đây nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Không chỉ người lớn mới bị phiền toái bởi gàu mà trẻ nhỏ cũng bị nếu mẹ không chăm sóc trẻ cẩn thận. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị gàu ở trẻ em ngay sau đây nhé.
Các mẹ thường thấy bé hay kêu ca về tình trạng ngứa đầu? Bé thường xuyên vò tóc? Tóc bé hay bị rụng? Nếu bé nhà bạn có những triệu chứng trên thì thủ phạm của những điều này nhiều khả năng là gàu. Gàu là một căn bệnh da đầu đeo bám khá dai dẳng dù bạn thường xuyên gội đầu cho bé.
Gàu, hay còn gọi là viêm da đầu, là vấn đề về da đầu thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng tiết chất dầu trên da. Biểu hiện thường thấy là sự xuất hiện của các vảy có màu trắng hoặc màu vàng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rụng tóc.
Mặc dù đây là căn bệnh khó trị nhưng nếu biết cách lựa chọn dầu gội phù hợp thì bệnh này sẽ được xử lý nhanh chóng. Nếu bạn đã đổi rất nhiều loại dầu gội mà vẫn không thấy có hiệu quả, hãy đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn một loại dầu gội thích hợp cho bé nhé.
Gàu không lây nhiễm nhưng sẽ khiến bé khó chịu, cáu kỉnh đấy. Để điều trị gàu, điều đầu tiên bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây ra gàu.
Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra gàu ở trẻ là nấm Malassezia. Loại nấm này luôn hiện hữu trên da đầu, bao gồm cả những người chưa bị gàu. Khi gặp điều kiện thuận lợi (da đầu nhiều dầu), chúng sẽ phát triển mạnh và tạo thành các mảnh vảy trắng. Quan trọng hơn khi bạn bị bệnh hay thay đổi hormone, loại nấm này rất dễ bị kích hoạt và phát triển.
Những bé bị chàm da thường rất dễ bị gàu. Chàm là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến, có khoảng 20% trẻ nhỏ mắc bệnh này. Bệnh này thường khiến vùng da trở nên đỏ, nổi vẩy, khô, ngứa và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể, kể cả da đầu. Chàm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bé tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng trong môi trường. Nếu bé gãi nhiều sẽ dễ dẫn đến trầy xước và nhiễm trùng.
Những tuyến nhờn của các nang lông hoạt động quá mức gây ra gàu ở trẻ. Hiện tượng này thường xảy ra khi bé đến tuổi dậy thì, thời điểm các hormone thay đổi khiến cho những tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ. Khi các chất nhờn được tạo ra quá nhiều sẽ kết dính các tế bào da chết và không cho các tế bào này bong tróc. Hơn nữa, những bé trai thường bị gàu nhiều hơn do các tuyến nhờn hoạt động mạnh.
Viêm da tiếp xúc là kết quả từ việc tiếp xúc với chất gây dị ứng có trong các loại dầu gội đầu. Triệu chứng của tình trạng này thường là sẩn, xung huyết, dát và phát ban ngứa. Việc sử dụng dầu gội đầu hoặc các sản phẩm không phù hợp thường gây kích ứng da đầu, dẫn tới gàu.
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì còn có các nguyên như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến…
Gàu sẽ khiến bé xấu hổ và tự ti. Nghiêm trọng hơn, nó còn là nguyên nhân khiến bé bị cô lập bởi bạn bè xung quanh. Đôi khi, gàu còn dẫn đến rụng tóc. Vậy làm sao để điều trị căn bệnh da đầu này?
Bạn hãy chải tóc cho bé trước khi gội để giúp loại bỏ các mảnh da chết trên da đầu. Ngoài ra, điều này cũng giúp gội đầu sạch hơn.
Bác sĩ sẽ kê toa cho bé các loại dầu gội không có chứa axit salicylic hoặc hắc ín. Bé phải gội đầu mỗi ngày hoặc vài lần một tuần. Gội nhiều hay ít phụ thuộc vào việc bé bị nặng hay không.
Bạn hãy gội đầu cho bé thường xuyên bằng những loại dầu gội thông thường khác. Điều này sẽ giúp bé có một mái tóc khỏe mạnh và không có chất nhờn.
Nếu bạn đang cho bé dùng dầu xả, hãy ngưng ngay bởi dầu xả sẽ đọng lại trên tóc khiến cho gàu trở nên trầm trọng hơn.
Axit capric có trong dầu dừa rất hiệu quả trong việc chống nấm. Việc sử dụng dầu dừa thường xuyên sẽ giúp điều trị gàu.
Baking soda là một chất chống nấm cực kỳ mạnh. Hòa tan baking soda với nước, sau đó thoa lên da đầu và ủ một thời gian, sau đó gội đầu sạch sẽ.
Pha một vài giọt tinh dầu trà xanh vào dầu gội của bé. Hãy cẩn thận vì hỗn hợp thường gây hại cho mắt. Tuy nhiên, nó lại rất hữu ích trong việc điều trị gàu.
Các biện pháp trị gàu tự nhiên thường an toàn hơn, thế nhưng thời gian điều trị thường kéo dài lâu hơn. Để giúp bé điều trị nhanh, bạn có thể sử dụng một số loại dầu gội đặc trị. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu ngứa trầm trọng hơn, hãy đưa bé đến khám bác sĩ, bởi đôi lúc gàu là dấu hiệu của một số căn bệnh khác. Bạn hãy điều trị gàu kịp thời để giúp bé có một mái tóc khỏe mạnh.
Tham khảo 10 cách trị gàu đơn giản ngay tại nhà để có biện pháp ngăn chặn ngay tình trạng gàu khó chịu này nhé!
Gàu ở trẻ nhỏ đôi khi là kết quả của stress. Nếu bé thường xuyên bị căng thẳng, hãy nói chuyện và quan sát hành vi của bé. Nếu bé nhà bạn trị gàu, bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy thực hiện một số biện pháp trên để điều trị cho bé nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!