Bạn thấy con có các mụn nước mọc thành chùm trên người? Đây có thể là dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em. Trẻ mắc zona có nguy hiểm không, cách chăm sóc trẻ mắc bệnh thế nào?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bạn thấy con có các mụn nước mọc thành chùm trên người? Đây có thể là dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em. Trẻ mắc zona có nguy hiểm không, cách chăm sóc trẻ mắc bệnh thế nào?
Zona là một bệnh do virus zoster gây ra, lây lan rất nhanh ra toàn cơ thể, gây ra hiện tượng lở loét. Bệnh này hiếm khi gặp phải ở trẻ nhỏ và trẻ tuổi teen có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những người trên 60 tuổi và những trẻ có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ mắc bệnh này. Dù hiếm gặp nhưng bệnh zona có khả năng lây nhiễm cao.
Trong bài viết này, Hellobacsi sẽ giải đáp giúp bạn các thắc mắc như: trẻ bị zona bôi thuốc gì, bé bị zona phải làm sao, trẻ bị zona cần kiêng gì… ? Mời bạn cùng tìm hiểu.
Bệnh zona có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Người chưa từng bị thủy đậu hay chưa chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân zona.
Zona thường kéo dài từ 2 – 4 tuần, sau đó sẽ tự biến mất. Thế nhưng, cần lưu ý là bệnh này chỉ xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu.
Bệnh zona là do virus varicella zoster. Virus này cũng gây ra bệnh thủy đậu và có liên quan đến virus herpes gây mụn rộp sinh dục và lở miệng. Đó là lý do tại sao bệnh zona còn được biết đến là herpes zoster.
Virus này tấn công cả trẻ em và người lớn, người chưa được chủng ngừa thủy đậu, người mới hồi phục sau cơn bệnh hoặc có tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Ở trẻ đã bị thủy đậu, nguyên nhân khiến virus này tái hoạt động vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi.
Bệnh zona đặc trưng bởi các mụn nước mọc thành chùm trên nền da có màu hồng và thường chỉ xảy ra ở nửa bên của cơ thể như một bên mặt, dọc theo một bên thân mình, rất hiếm khi vượt qua đường ranh giới giữa cơ thể. Trẻ mắc bệnh zona đầu tiên sẽ có cảm giác ngứa râm ran, sau đó là đau. Các triệu chứng thường gặp của bệnh zona:
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như:
Đôi khi, trẻ bị đau dây thần kinh nhưng lại không bị nổi mụn nước. Nếu bạn không tìm được nguyên nhân khiến trẻ đau, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Bệnh zona rất dễ phát hiện. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu:
Zona không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến cho trẻ mắc bệnh cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, đây cũng là một căn bệnh có thể lây. Do đó, trẻ có thể vô tình lây bệnh cho bạn, anh chị em hoặc những trẻ khác. Nếu nghi ngờ trẻ đã mắc phải bệnh này, tốt nhất, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán và cách ly con với những trẻ khác để tránh lây bệnh.
Bác sĩ có thể xác định bệnh zona bằng cách quan sát kỹ những mụn nước xuất hiện trên cơ thể trẻ. Nếu trẻ không nổi mụn nước, bác sĩ sẽ hỏi xem trẻ có bị đau ở chỗ nào trên cơ thể hay không. Đôi khi để có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lấy một ít mủ hoặc màng của mụn nước để xét nghiệm.
Trẻ bị zona bôi thuốc gì, trẻ bị zona kiêng gì hay bé bị zona phải làm sao… là thắc mắc của các bậc cha mẹ có con mắc bệnh này. Thực tế, bệnh zona không có phương pháp điều trị nhưng có một số cách để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Căn bệnh này sẽ biến mất sau khi virus gây bệnh hoàn thành hết vòng đời của nó, nên bệnh có thể kéo dài khoảng một tháng. Vì vậy, không phải trẻ nào bị zona cũng cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi điều trị, bác sĩ có thể kê một số thuốc như:
Đôi khi, corticosteroid cũng giúp giảm viêm da, nhưng bạn chỉ nên sử dụng thuốc này dưới sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng thuốc kháng histamin để giảm các cơn ngứa.
Một số loại thảo dược dưới đây giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau đớn và khó chịu do zona gây ra:
Những trẻ mắc bệnh zona cần phải được chăm sóc cẩn thận để tránh lây sang cho người khác. Dưới đây là một vài điều bạn nên và không nên làm khi trẻ mắc bệnh này:
Bệnh zona không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh này bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!