backup og meta

Nhận biết sớm 6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ cảnh báo bệnh nặng

Nhận biết sớm 6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ cảnh báo bệnh nặng

Tay chân miệng là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ bùng phát thành dịch. Nếu cha mẹ không biết rõ các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ cụ thể, trẻ sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tuy không nguy hiểm và thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nhưng nếu không phát hiện sớm, căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho bé. Hello Bacsi đã liệt kê một số biểu hiện tay chân miệng ở trẻ quan trọng mà bạn cần ghi nhớ kỹ. Hãy cùng theo dõi thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Đừng chủ quan với bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là dạng bệnh lây nhiễm, thường gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Đây là những loại virus sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua việc tiếp xúc thông thường. Bệnh có 2 thể:

  • Do virus coxsackievirus A16 gây ra: Đây là thể nhẹ, có thể tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị.
  • Do virus enterovirus 71: Đây là thể nặng, rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, dễ dẫn đến tử vong. 
Phần lớn trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ nhưng cũng có trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm với các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ chuyển biến nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể rơi vào các tình huống nghiêm trọng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu ý

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tương tự như bệnh cúm. Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là mệt mỏi, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C), đau cổ họng. Sau khoảng 1 – 2 ngày, bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Những biểu hiện tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em này được xem là bệnh tay chân miệng thể nhẹ. Khi phát hiện những biểu hiện của chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em như trên, bạn nên đưa trẻ đi khám để nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Ngoài những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến 6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sau bởi đây là những triệu chứng cho thấy trẻ mắc tay chân miệng thể nặng với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm:

1. Quấy khóc dai dẳng kéo dài

Bạn thắc mắc dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ 6 tháng hay trẻ nhỏ khi bệnh chuyển biến nặng là gì? Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bị bệnh nặng mà cha mẹ cần lưu ý đầu tiên đó là tình trạng quấy khóc bất thường. Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Có thể trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 đến 20 phút rồi lại thức dậy quấy khóc. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé khóc là do các vết lở trong miệng nhưng thực chất đây có thể là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do bệnh tay chân miệng gây ra.

2. Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh bệnh nặng: Sốt cao liên tục không hạ

Trẻ sốt cao trên 38,5°C, kéo dài hơn 48 giờ không hạ dù đã được cho uống paracetamol theo đúng liều lượng quy định. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh, lúc này bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị bằng thuốc hạ sốt liều cao.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

3. Giật mình

Giật mình là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiễm độc thần kinh và có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang chơi. Bạn cần quan sát xem tần suất của dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bị bệnh nặng này xem triệu chứng có tăng theo thời gian hay không. Nếu thấy bé giật mình trên 2 lần trong 30 phút cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

4. Tiểu ít là biểu hiện tay chân miệng ở trẻ bị bệnh nặng

Đây là dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng thể nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Bạn nên quan sát và đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đo lường như chai nhựa để có cách can thiệp và xử lý kịp thời.

5. Khó thở

Đừng bỏ qua một trong những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bị bệnh nặng: Khó thở! Khó thở có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Bạn có thể phát hiện triệu chứng khó thở của trẻ bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng…

6. Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có bệnh chuyển biến nặng: Rối loạn ý thức

Đây là một trong những triệu chứng cần đặc biệt lưu ý bởi nó có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Bạn cần phát hiện sớm bằng cách quan sát xem trẻ có các biểu hiện ngủ gà, chậm chạp, loạng choạng hay không.

Phân biệt tay chân miệng với thủy đậu

Chắc hẳn bạn đã biết được những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ có bệnh chuyển biến nặng. Tiếp theo, mời bạn tìm hiểu cách phân biệt dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em với bệnh thủy đậu. Chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thủy đậu là 2 bệnh có những triệu chứng rất giống nhau. Nếu không hiểu rõ, cha mẹ có thể nhầm lẫn biểu hiện chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em với triệu chứng bệnh thủy đậu, dẫn đến chậm trễ trong điều trị và gây nên những biến chứng khó lường:

Thời gian mắc bệnh: Thủy đậu gặp nhiều vào mùa xuân, trong khi bệnh tay chân miệng lại thường bùng phát vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11.

Các nốt phỏng trên da: Bệnh thủy đậu chia nhiều giai đoạn, có thể là ban đỏ, phồng, mụn nước trong, phỏng đục, mọc xen kẽ nhau. Ban đỏ thường mọc đầu tiên ở thân sau đó lan toàn thân và tay chân, đầu, mặt, gây ngứa rất khó chịu. 

Bệnh chân tay miệng không gây ngứa. Những biểu hiện tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em như ban đỏ, mụn nước hình bầu dục, mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, bỏng nước có thể mọc ở miệng, họng làm loét miệng khiến bé tăng tiết bọt gây nên tình trạng sợ ăn, bỏ ăn.

Con đường lây nhiễm: Cả 2 bệnh đều lây trực tiếp nhưng bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do virus gây nên.

Điều trị và phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng dù ở thể nặng hay thể nhẹ thì đều cần được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị. Đối với tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thể nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, bạn cần cho bé uống thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc bên ngoài.

  • Thuốc: Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau và giảm các dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
  • Thời gian hồi phục: Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Thông thường, bệnh tay chân miệng thể nhẹ sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày tính từ lúc phát bệnh (dạng sốt nhẹ).
  • Cách chăm sóc: Bạn nên cho trẻ nghỉ học và để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Khi trẻ bị tay chân miệng, nhiều cha mẹ lo lắng sẽ làm vỡ mụn nước nên hạn chế tắm cho trẻ. Tuy nhiên, kiêng nước là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng khác nguy hiểm. Do đó, thay vì kiêng tắm, bạn nên tắm cho trẻ nhẹ nhàng với nước sạch và xà phòng sát khuẩn. 

Cần lưu ý, đừng đợi đến khi trẻ bị bệnh tay chân miệng mới bắt đầu quan tâm đến những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bệnh nặng. Ngoài ra, đphòng tránh bệnh tay chân miệng, bạn cần thực hiện một số bước sau:

  • Đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh để phòng ngừa gặp phải những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ.
  • Lau sạch đồ chơi, những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Giặt quần áo, drap trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Cách phòng ngừa những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ là nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên, đồng thời bạn và những người chăm sóc trẻ cũng cần phải chú ý rửa tay cẩn thận, kỹ lưỡng, đặc biệt là trước khi chăm sóc trẻ, chế biến đồ ăn thức uống cho trẻ, khi vừa ở bên ngoài về… Bởi bàn tay của người lớn thường là tác nhân trung gian dễ lây bệnh nhất.

Tuy nhiên, nếu chỉ rửa tay hay tắm rửa bằng nước với xà phòng hay sữa tắm thông thường thì không thể diệt hết các vi khuẩn gây hại. Để cơ thể có thể chống lại sự tấn công ồ ạt của các tác nhân gây hại như khói bụi ô nhiễm, vi khuẩn, virus… bạn cần có bộ sản phẩm chăm sóc vệ sinh cơ thể phù hợp. Với sữa tắm, bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có thành phần lành tính từ thiên nhiên với những tính năng thanh lọc, làm sạch sâu hiệu quả và an toàn cho làn da. Với nước rửa tay, bạn nên chọn loại có tính năng bảo vệ vượt trội để đánh bay các vi sinh vật gây hại.

dấu hiệu tay chân miệng

Trẻ em thường có thói quen rửa tay vội vàng, nhanh chóng, khó làm sạch được vi khuẩn. Tuy nhiên, các loại bánh xà phòng hay nước rửa tay thường thì rất khó làm sạch được vi khuẩn, nước rửa tay Lifebuoy Mới với công thức Ion Bạc có thể diệt khuẩn “siêu tốc” trong 10 giây, phòng ngừa mọi dịch bệnh nguy hiểm nhất!

Ngân Phạm / HELLO BACSI

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hand-foot-and-mouth disease https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035 Ngày truy cập: 8/9/2019

Hand, Foot & Mouth Disease: Parent FAQs https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/Hand-Foot-and-Mouth-Disease.aspx Ngày truy cập: 8/9/2019

Hand, foot and mouth disease https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/hand-foot-mouth-disease Ngày truy cập: 8/9/2019

Symptoms and Diagnosis of Hand, Foot, and Mouth Disease https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/signs-symptoms.html Ngày truy cập: 23/08/2022

Hand, foot and mouth disease https://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-mouth-disease/ Ngày truy cập: 23/08/2022

Hand, foot and mouth disease https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hand_foot_and_mouth_disease/ Ngày truy cập: 23/08/2022

Phiên bản hiện tại

09/04/2024

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 09/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo