backup og meta

Bệnh tiêu chảy do virus Rota: Mối nguy đối với trẻ em dưới 24 tháng tuổi?

Bệnh tiêu chảy do virus Rota: Mối nguy đối với trẻ em dưới 24 tháng tuổi?

Bệnh tiêu chảy do virus Rota là tình trạng sức khỏe cần được đặc biệt chú ý và phát hiện kịp thời để tránh trường hợp nghiêm trọng xảy đến. 

Virus Rota là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi. Bệnh này không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, mà còn có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về virus Rota và các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tiêu chảy cấp do virus Rota là gì, gây nguy hiểm thế nào cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

“Virus Rota là gì, nguy hiểm như thế nào đối với trẻ nhỏ” là băn khoăn rất thường gặp của không ít bậc cha mẹ.

Nhiễm virus Rota là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt nguy hiểm ở những nước đang phát triển như Việt Nam. 

Virus Rota, một loại virus RNA đơn sợi, lây truyền chủ yếu qua đường phân-miệng. Khi xâm nhập vào cơ thể trẻ, virus này tấn công và làm tổn thương các tế bào niêm mạc ruột, gây ra viêm nhiễm và dẫn đến tiêu chảy nặng.  

Virus có thể sống lâu dài trên các bề mặt như tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang, đồ chơi và các bề mặt cứng khác. Vì lý do này, dịch bệnh có thể xảy ra ở các hộ gia đình và trung tâm chăm sóc trẻ em. Để ngăn chặn sự lây lan của virus, trẻ không bị bệnh không nên tiếp xúc với trẻ bị bệnh hay nghi ngờ nhiễm bệnh. 

Các triệu chứng thường gặp khi bé nhiễm virus Rota bao gồm tiêu chảy phân lỏng, nôn mửa, sốt, đau bụng và quấy khóc. Sở dĩ loại virus này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là bởi trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của bé vẫn còn non nớt, nếu chủ quan không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn diễn biến nhanh, gây ra mất nước nghiêm trọng, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là tử vong cho trẻ. 

Theo thống kê, châu Á là khu vực có tới hơn 55% ca tử vong do tiêu chảy vì nhiễm virus Rota, trong đó số trẻ tử vong ở Ấn Độ và Trung Quốc lên tới hơn 135.000 trẻ một năm, con số này ở Việt Nam là khoảng 2.800 trẻ. 

Vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có mấy loại, giá bao nhiêu? 

 virus Rota
Cho trẻ uống vaccine là cách phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota hiệu quả

1. Vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có mấy loại? 

Hiện nay, tại Việt Nam, có ba loại vaccine phòng virus Rota được lưu hành tại các đơn vị chủng ngừa:

  • RotaTeq: Sản xuất bởi hãng Merck (Mỹ), sử dụng qua đường uống với 3 liều.
  • Rotarix: Sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline (Bỉ), sử dụng qua đường uống với 2 liều.
  • Rotavin-M1: Sản xuất tại Việt Nam, cũng sử dụng qua đường uống theo liệu trình là 2 liều. 

Tùy thuộc vào cơ sở y tế thực hiện việc khám sàng lọc, chủng ngừa và tình hình tài chính của gia đình mà bác sĩ sẽ đưa ra loại vaccine phù hợp cho bé. 

>>> Xem thêm: Uống Rota bỉ hay mỹ tốt hơn 

2. Vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota giá bao nhiêu? 

Giá của vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota tùy thuộc vào loại và nhà sản xuất và đơn vị tiến hành chủng ngừa. Cụ thể như sau: 

  • RotaTeq®: Khoảng 800.000 – 1.000.000 đồng/liều.
  • Rotarix®: Khoảng 400.000 – 800.000 đồng/liều.
  • Rotavin-M1: Giá thấp hơn so với hai loại trên, khoảng 300.000 – 500.000 đồng. 

Chia sẻ thêm

Một tin vui cho nhiều bố mẹ có con nhỏ là cuối năm 2024, theo kế hoạch của Bộ Y tế, năm 2025 sẽ đưa vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota vào chương trình tiêm chủng mở rộng và triển khai cho toàn bộ trẻ dưới 1 tuổi trên cả nước. 

3. Độ tuổi chủng ngừa vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota

Vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota được khuyến cáo cho trẻ từ 6 tuần tuổi và nên hoàn thành liệu trình trước khi trẻ được 8 tháng tuổi: 

  • Liều đầu tiên: Khi trẻ được 6 tuần tuổi.
  • Liều thứ hai: Sau liều đầu tiên ít nhất 4 tuần.
  • Liều thứ ba (nếu cần thiết): Trước khi trẻ được 8 tháng tuổi (tùy thuộc vào loại vaccine). 

Cha mẹ cần nhớ

Khoảng cách tối thiểu giữa các liều vaccine là 4 tuần và không có khoảng cách tối đa. Tất cả các liều chủng ngừa nên được hoàn thành trước khi:
Hiệu quả giữa các liều vaccine này tương đương với nhau. Việc tuân thủ lịch uống vaccine này rất quan trọng để đảm bảo trẻ được bảo vệ tốt nhất khỏi bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota. 

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ như thế nào? 

phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota cho trẻ
Ngoài việc chủng ngừa thì thói quen vệ sinh tốt cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là một bước rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh dễ lây nhiễm, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để bảo vệ trẻ toàn diện, chúng ta cần kết hợp với các thói quen vệ sinh và lối sống lành mạnh khác.

Những thói quen cần thiết bố mẹ nên tập cho bé lẫn bản thân để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung:

  • Vệ sinh tay thường xuyên: Đây là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus gây bệnh. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với người bệnh hay thú cưng… là thói quen cần thiết.
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm:
    • Rửa kỹ rau củ quả, thịt cá… trước khi chế biến.
    • Nấu chín thức ăn, đặc biệt là thịt, hải sản.
    • Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh để thức ăn bị ôi thiu.
    • Tránh cho trẻ ăn đồ ăn đường phố, đồ ăn chưa được nấu chín kỹ.
  • Sử dụng nước sạch: Đảm bảo trẻ luôn được cung cấp nước sạch để uống và chế biến thức ăn. Nếu không có nước máy, nên đun sôi nước trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh môi trường:
    • Giữ nhà ở, đồ dùng sạch sẽ.
    • Xử lý phân, chất thải hợp vệ sinh.
    • Tránh để ruồi, muỗi tiếp xúc với thức ăn, vật dụng….
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
  • Vệ sinh đồ dùng của trẻ: Rửa sạch bình sữa, núm vú, đồ chơi của trẻ bằng nước sạch và xà phòng.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho người chăm sóc: Người chăm sóc trẻ cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Việc kết hợp chủng ngừa đầy đủ và đúng lịch cùng với việc thực hiện các biện pháp vệ sinh và lối sống lành mạnh sẽ tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rotavirus Vaccination

https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/rotavirus/index.html Ngày truy cập 06/8/2024

Rotavirus vaccine

https://www.nhs.uk/vaccinations/rotavirus-vaccine/ Ngày truy cập 06/8/2024 

Vắc-xin Vi-rút Rota: Những Điều Cần Biết

https://www.immunize.org/wp-content/uploads/vis/vietnamese_rotavirus.pdf Ngày truy cập 06/8/2024

Immunization, Vaccines and Biologicals

https://www.who.int/teams/immunization-vaccines-and-biologicals/diseases/rotavirus Ngày truy cập 06/8/2024

Virus Rota đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 24 tháng tuổi

https://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/chi-tiet/virus-rota-dac-biet-nguy-hiem-voi-tre-duoi-24-thang-tuoi/190 Ngày truy cập 06/8/2024

BỆNH TIÊU CHẢY DO VI RÚT RÔ – TA

https://vncdc.gov.vn/benh-tieu-chay-do-vi-rut-ro-ta-nd14523.html  Ngày truy cập 06/8/2024

Phiên bản hiện tại

29/08/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: BS.CKI Lê Hồng Thiện

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

BS.CKI Lê Hồng Thiện

Nhi khoa · Phòng khám Chuyên khoa Nhi BS.CKI Hồng Thiện


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo