backup og meta

Vì sao bố mẹ cần tiêm vaccine bạch hầu cho trẻ nhỏ?

Vì sao bố mẹ cần tiêm vaccine bạch hầu cho trẻ nhỏ?

Mới đây, tại Bắc Giang đã có 1 ca tử vong vì bệnh bạch hầu và có thêm 119 F1 được cho là có tiếp xúc gần với người bệnh. Trước tình hình này, nhiều người dân đã đổ xô đi tiêm vaccine bạch hầu, nhất là với các gia đình có trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, bố mẹ đã hiểu hết về bệnh bạch hầu chưa và vì sao cần phải tiêm vaccine này cho trẻ nhỏ đầy đủ, đúng lịch? Nếu bố mẹ chưa rõ về những vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ giải phóng độc tố làm tích tụ mô xám trong cổ họng. Điều này khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nuốt và thở. Thậm chí, còn có người bị loét da không lành và có thể bị mô xám bao phủ ngoài da khi nhiễm căn bệnh này.

Có hai nhóm bệnh bạch hầu chính gồm bạch hầu về đường hô hấp và bạch hầu ngoài da.

  • Bạch hầu đường hô hấp: Là loại bạch hầu phổ biến có thể ảnh hưởng đến mũi, họng, amidan hoặc thanh quản. Các triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng bởi độc tố của vi khuẩn. Căn bệnh này được gọi là bạch hầu ở họng.
  • Bạch hầu da: Loại bạch hầu này hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng là da phát ban, lở loét hoặc có mụn nước ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bạch hầu da phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc những nơi đông dân cư có lối sống không lành mạnh.

Vì sao phải tiêm chủng vaccine bạch hầu cho trẻ em?

Theo các tổ chức y tế, bạch hầu là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Độc tố bạch hầu có thể “giết chết” các mô khỏe mạnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Do đó, việc tiêm chủng vaccine bạch hầu cho trẻ đầy đủ và đúng lịch được cho là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. 

Theo khuyến cáo, bố mẹ nên cho trẻ tiêm vaccine bạch hầu đầy đủ và đúng lịch ngay từ khi được 2 tháng tuổi để hiệu quả phòng bệnh được tốt nhất nhé.

Những điều cần biết về vaccine bạch hầu

Trên thị trường chưa có vaccine đơn lẻ chỉ phòng ngừa duy nhất bệnh bạch hầu. Hiện nay, có ba loại vaccine kết hợp phòng ngừa bệnh bạch hầu và các bệnh khác gồm DTaP, Tdap và Td. 

1. Cách phân chia sử dụng vaccine

1.1 Vaccine DTaP 

vaccine bạch hầu - vaccine DTaP

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 7 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vaccine DTaP. Loại vaccine này được sản xuất với đầy đủ liều lượng vaccine phòng 3 bệnh nguy hiểm là bạch hầu – uốn ván – ho gà. Điều này giúp tăng sức đề kháng tốt hơn cho trẻ. Hiện nay, có 7 loại vaccine DTaP gồm:

  • Daptacel
  • Infanrix
  • Kinrix
  • Pediarix
  • Pentacel
  • Quadracel
  • Vaxelis. 

1.2 Vaccine Tdap

vaccine bạch hầu - vaccine Tdap

Đối với trẻ em từ 11-12 tuổi, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai thì được khuyến cáo nên tiêm vaccine Tdap. Mũi vaccine này cũng phòng ngừa các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván. Tuy nhiên, liều lượng sản xuất cho mũi Tdap có thành phần bạch hầu và ho gà thấp hơn so với vaccine DTaP, đủ để duy trì kháng thể để phòng bệnh. Hiện nay vaccine Tdap gồm các loại:

1.3 Vaccine Td

Loại vaccine này được khuyến cáo dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn chỉ phòng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván. Đây được gọi là mũi vaccine nhắc lại sau 10 năm để phòng ngừa hai loại bệnh trên. 

2. Lịch tiêm phòng vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván

2.1 Trẻ em dưới 7 tuổi

Trẻ em dưới 7 tuổi được tiêm DTaP bạch hầu – ho gà – uốn ván gồm 5 mũi theo lịch sau:

  • Mũi 1: 2 tháng tuổi 
  • Mũi 2: 4 tháng tuổi 
  • Mũi 3: 6 thángtuổi 
  • Mũi 4 nhắc lại: 15–18 tháng tuổi 
  • Mũi 5 nhắc lại: 4–6 tuổi

2.2 Trẻ em từ 11-12 tuổi

  • Tiêm 1 mũi vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván nhắc lại để tăng sức đề kháng.

2.3 Người lớn

  • Đối với phụ nữ mang thai: Có thể được tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc tam cá nguyệt thứ 3. 
  • Người trưởng thành và cao tuổi: Tiêm 3 mũi vaccine nếu chưa tiêm và nhắc lại sau mỗi 10 năm. 

3. Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine

Sau khi tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván, người tiêm có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

3.1 Vaccine DTaP

vaccine bạch hầu

Các tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Ăn mất ngon
  • Cảm thấy mệt
  • Khó chịu quấy khóc
  • Sưng hoặc đau nhức ở chỗ tiêm. 

3.2 Vaccine Td và Tdap

Các tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Cảm thấy mệt
  • Đau, đỏ hoặc sưng ở chỗ tiêm
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng

4. Dấu hiệu sau khi tiêm cần đưa trẻ đến bệnh viện

Sau khi trẻ tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván (loại DTaP) có thể gặp phải các dấu hiệu nguy hiểm. Cụ thể:

  • Co giật
  • Sốt cao hơn 40°C
  • Khóc không ngừng từ 3 giờ trở lên
  • Sưng toàn bộ cánh tay hoặc chân (trường hợp hiếm). 
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời.

5. Khi nào không nên tiêm vaccine cho trẻ

Việc tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván đầy đủ và đúng lịch là một cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu trẻ thuộc các trường hợp sau thì không nên tiêm vaccine:

  • Đang bị bệnh nặng 
  • Mắc hội chứng Guillain Barre
  • Bị dị ứng với thành phần có trong vaccine
  • Có vấn đề về não hoặc hệ thần kinh, như hôn mê hoặc co giật
  • Từng bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván
  • Đau toàn bộ cánh tay hoặc chân sau khi tiêm vaccine trong lần trước đó
Ngoài ra, nếu trẻ đang mắc bất kỳ bệnh lý nào thì bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm vaccine. Bác sĩ sẽ tư vấn và cho lời khuyên phù hợp về việc có nên chủng ngừa hay không nhé.

6. Bố mẹ nên chăm sóc cho trẻ sau tiêm vaccine như thế nào?

vaccine bạch hầu

Sau khi tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván, bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và lưu ý những điều sau khi chăm sóc cho trẻ:

  • Chườm khăn ấm lên chỗ tiêm: Bố mẹ cũng có thể sử dụng khăn mềm, thấm nước ấm rồi vắt ráo và đắp lên chỗ tiêm để giúp giảm đau cho trẻ. 
  • Dùng thuốc để hạ sốt hoặc giảm đau nhức: Nếu trẻ bị sốt hoặc đau nhức nhẹ ở chỗ tiêm, thì nên xin ý kiến của bác sĩ có nên dùng acetaminophen hoặc ibuprofen không và liều lượng ra sao. 

Như vậy Hello Bacsi và bố mẹ vừa tìm hiểu xong tất cả các vấn đề liên quan đến vaccine bạch hầu. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, bố mẹ nên sắp xếp thời gian cho trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch nhé.

>> Nếu bố mẹ đang quan tâm đến các vấn đề về tiêm vaccine cho trẻ thì có thể tham khảo một số bài viết đăng trên Hello Bacsi nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Diphtheria
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17870-diphtheria Truy cập ngày 12/07/2024

2. Diphtheria
https://www.nhs.uk/conditions/diphtheria/ Truy cập ngày 12/07/2024

3. Diphtheria Vaccination
https://www.cdc.gov/diphtheria/vaccines/index.html Truy cập ngày 12/07/2024

4. Vắc-xin bạch hầu-uốn ván-ho gà
https://www.msdmanuals.com/vi/professional/bệnh-truyền-nhiễm/tiêm-chủng/vắc-xin-bạch-hầu-uốn-ván-ho-gà Truy cập ngày 12/07/2024

5. Tdap (Tetanus, Diphtheria, Pertussis) VIS
https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/tdap.html Truy cập ngày 12/07/2024

6. Your Child’s Vaccines: Diphtheria, Tetanus & Pertussis Vaccine (DTaP, Tdap)
https://kidshealth.org/en/parents/dtap-vaccine.html
Truy cập ngày 12/07/2024

Phiên bản hiện tại

31/07/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 31/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo