backup og meta

Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không? Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không? Cha mẹ nên làm gì?

Tiêm vắc xin là điều cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, một số cha mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều hơn bình thường. Vậy, trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không? Nên làm gì trong trường hợp này?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn biết được vì sao và nên làm thế nào khi trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều.

Vì sao trẻ tiêm vắc xin về ngủ nhiều?

Bạn đang thắc mắc nguyên nhân trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều? Liệu đây có phải là tình trạng đáng lo lắng?

Thực tế, tất cả các loại vắc xin đều có thể gây ra tình trạng trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là vì vắc xin có những tác dụng phụ như sốt, sưng đau vết tiêm… Đặc biệt, các loại vắc xin như vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1 có tác dụng phụ phổ biến là gây buồn ngủ nhẹ xảy ra ở khoảng 30% trẻ sau chủng ngừa. Sốt sau khi tiêm phòng thường khiến bé mất nước, mất sức nhiều hơn. Tình trạng sưng đau vết tiêm cũng khiến trẻ quấy khóc trong một thời gian dài sau tiêm và khiến bé kiệt sức. Điều này làm cho bé cảm thấy mệt mỏi, uể oải và phải ngủ nhiều để bù lại sức. Do đó, trẻ cần nhiều thời gian hơn trước khi tiêm để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe.

Thông thường, trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều hơn trong 24-48 giờ. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, tình trạng buồn ngủ có nghĩa là cơ thể của trẻ đang tập trung kích hoạt hệ thống miễn dịch để chống lại vi trùng gây bệnh có trong vắc xin. Do đó, điều bạn nên làm là để trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Nghĩa là, các bé sau chủng ngừa sẽ cần ngủ nhiều hơn cả ngày và đêm. Đặc biệt, việc cho trẻ tiêm phòng vào buổi chiều (sau 13:30) sẽ làm tăng giấc ngủ của bé trong 24 giờ tới và các bé cũng có xu hướng ngủ lâu hơn so với những trẻ tiêm vắc xin buổi sáng.

Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không?

Việc trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều hơn bình thường khiến không ít phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường, đặc biệt là nếu bé cảm thấy căng thẳng, hoảng sợ khi chủng ngừa. Cha mẹ không cần quá lo lắng! Hãy để bé nghỉ ngơi nhiều hơn. Cần hiểu rằng, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch. Tình trạng thiếu ngủ trước hoặc sau khi tiêm phòng có thể dẫn đến phản ứng miễn dịch kém hơn đối với vắc xin. 

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy trẻ thường ngủ lâu hơn trung bình 69 phút trong 24 giờ sau khi chủng ngừa so với 24 giờ trước khi chủng ngừa. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trung bình tất cả trẻ em ngủ lâu hơn sau khi được chủng ngừa. Những bé được chủng ngừa sau 13:30 giờ và những trẻ có nhiệt độ cơ thể tăng cao do phản ứng với vắc xin sẽ là những đối tượng ngủ lâu nhất trong 24 giờ đầu tiên sau tiêm chủng.

Như vậy, có thể thấy, việc trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, trẻ sau chủng ngừa ngủ li bì, kèm theo các triệu chứng như sốt cao không hạ nhiệt liên tục, tím tái, khó thở… thì rất có thể bé đang gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm của vắc xin. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và can thiệp y khoa kịp thời. Do đó, điều quan trọng là cần phải quan tâm và chăm sóc trẻ nhiều hơn trong giai đoạn sau chủng ngừa, đồng thời để ý kỹ các phản ứng bất thường của cơ thể trẻ để kịp thời có hướng xử lý phù hợp.

Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều phải làm sao?

Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều phải làm sao?

Nhiều phụ huynh thấy trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều không biết nên làm gì để bé khỏe hơn. Việc chủng ngừa khiến trẻ sốt, nôn mửa, mệt mỏi… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, phụ huynh cần tham khảo một số cách sau để làm cho trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều cảm thấy thoải mái hơn:

  • Để bé thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm thời gian chơi đùa.
  • Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều phải làm sao? Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để bé cảm thấy dễ chịu, dễ cử động hơn, tránh quấn khăn hay đắp chăn nhiều lớp.
  • Bổ sung nhiều chất lỏng cho bé. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn nên chia nhỏ cữ bú và cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức nhiều lần trong ngày. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể bổ sung nước lọc, nước ép trái cây, sữa tươi, sữa chua cho trẻ.
  • Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều phải làm sao? Không đánh thức trẻ dậy đột ngột khi thấy trẻ ngủ khác thời gian thường ngày. Nguyên nhân là vì giấc ngủ ảnh hưởng đến một số yếu tố miễn dịch khác nhau và việc ngủ đủ giấc có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhiễm trùng, cải thiện kết quả nhiễm trùng và đáp ứng vắc xin tốt hơn. Nếu thấy trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều hơn bình thường nhưng không có triệu chứng gì bất thường, hãy để cho bé nghỉ ngơi nhiều một chút. 
  • Đối với những trẻ lớn, bạn cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua, trái cây để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch của bé chống lại vi trùng trong vắc xin, từ đó dễ dàng hạ sốt hơn và nhanh chóng phục hồi lại tình trạng sức khỏe như ban đầu.
  • Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều phải làm sao? Luôn ở bên cạnh trẻ trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng và quan sát mọi phản ứng bất thường đối với cơ thể bé, từ đó có thể kịp thời hỗ trợ bé trong những tình huống nguy cấp.

Trường hợp nào bé ngủ nhiều sau khi tiêm vắc xin cần được đưa đến bệnh viện?

Mặc dù trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều thường không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng trong một số ít trường hợp nguy cấp, bạn cần đưa trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều đến bệnh viện ngay lập tức để trẻ được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số trường hợp bạn cần lưu ý:

  • Trẻ ngủ li bì không thể thức dậy, không thể tỉnh táo
  • Bé ngủ mê man, mất ý thức
  • Trẻ bị ngất xỉu, bất tỉnh
  • Trong lúc ngủ, trẻ bị co giật hơn 3 giờ
  • Trẻ ngủ bỏ ăn, bỏ bú, không chịu ăn uống bất kỳ thứ gì… 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không và nên làm gì trong trường hợp này.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Immunisation – side effects https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/immunisation-side-effects Ngày truy cập: 15/04/2022

What are the Normal Side Effects of Vaccines? https://blog.johnsonmemorial.org/what-are-the-normal-side-effects-of-vaccines Ngày truy cập: 15/04/2022

COVID-19 Vaccine: Sleep, Sickness, and Immunity https://www.sleepfoundation.org/covid-19-and-sleep/vaccine Ngày truy cập: 15/04/2022

Healthy Babies https://mydoctor.kaiserpermanente.org/ncal/newsletters/healthybabies/newsletters/02/index_print.jsp Ngày truy cập: 15/04/2022

Vaccines and Baby’s Sleep https://www.mothertogether.com/blog/vaccines-and-babys-sleep Ngày truy cập: 15/04/2022

Immunization Reactions http://kidsclinic.pediatricweb.com/Is-Your-Child-Sick/Is-Your-Child-Sick/Immunization-Reactions Ngày truy cập: 15/04/2022

Infants May Sleep Better When Vaccinated in Afternoon https://www.webmd.com/children/vaccines/news/20111128/infants-may-sleep-better-when-vaccinated-in-afternoon Ngày truy cập: 15/04/2022

Phiên bản hiện tại

23/04/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 23/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo