backup og meta

Trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao? Khi nào cần đưa bé đi bệnh viện?

Trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao? Khi nào cần đưa bé đi bệnh viện?

Trẻ đi chủng ngừa về quấy khóc là tình trạng phổ biến. Điều này khiến các bé bị mất sức và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải biết cách khắc phục tình trạng này để bé nhanh chóng hồi phục sau tiêm chủng. Vậy, trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao hay cách chăm sóc trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc như thế nào? 

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây để biết được trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao hay các biện pháp chăm sóc trẻ sau tiêm đúng cách. 

Trẻ quấy khóc do tiêm phòng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bé cảm thấy đau trong và sau khi tiêm. Một số lý do khác khiến bé quấy khóc dai dẳng sau chủng ngừa có thể là do bé sợ tiêm, sợ người lạ (bác sĩ, y tá) hoặc môi trường lạ (phòng khám, bệnh viện), do phản ứng của thuốc hoặc tác dụng phụ của vắc xin. Vậy, trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao?

Giải đáp thắc mắc: Trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao?

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể quấy khóc vì đau hoặc sốt và nhiều nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không biết trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao. Vậy, trẻ đi tiêm về quấy khóc cha mẹ phải gì? Bởi vì đa số trẻ quấy khóc sau tiêm là do đau nên điều quan trọng là biết được cách làm giảm cơn đau cho bé sau tiêm phòng. 

Hãy hỏi bác sĩ về việc có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc giảm đau sau tiêm hay không và loại thuốc phù hợp cũng như liều lượng nên uống. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để giúp bé cảm thấy thoải mái, bớt quấy khóc sau tiêm phòng. 

1. Chườm mát cho bé

Cách chăm sóc trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc hay trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao? Bạn có thể thử phương pháp chườm mát cho bé. Chườm lạnh sau khi tiêm có thể giúp giảm đau hoặc sưng, cũng như có thể giúp bé cử động cánh tay hoặc chân bị tiêm. Hãy dùng một chiếc khăn sạch, thấm nước lạnh rồi vắt ráo hoặc để khăn vào trong tủ lạnh khoảng 15 phút (đừng để khăn đông cứng lại), sau đó lấy ra và đắp cho bé. 

Mặc dù một số người cho rằng việc đắp khăn trực tiếp lên vết tiêm có thể làm giảm đau cho bé, nhưng bạn lưu ý không nên đắp khăn vào vị trí chủng ngừa. Nguyên nhân là vì điều này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng vết tiêm, khiến bé đau hơn và quấy khóc nhiều hơn. Vậy, cách chườm mát cho trẻ đi tiêm về quấy khóc như thế nào? Bạn chỉ nên dùng khăn lau và đắp xung quanh vết tiêm để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể giúp trẻ nhỏ xoay nhẹ tay hoặc chân bị tiêm, nếu bé lớn hơn, bạn hãy khuyến khích trẻ xoay đầu, xoay vai, đầu gối… vài vòng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên chườm khăn quá 20 phút vì da bé có thể nhạy cảm và bị đỏ khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh quá lâu.

2. Trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao? Cho trẻ bú hoặc ăn ngay sau tiêm

Sau khi trẻ được chủng ngừa và về nhà, bạn có thể cho trẻ bú hoặc ăn ngay sau đó. Cách làm này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn sau tiêm, từ đó giảm quấy khóc sau tiêm chủng. Không những thế, khi cho trẻ bú no hoặc ăn no, bé sẽ dễ ngủ hơn và có thể quên đi cảm giác đau do chủng ngừa.

3. Xoa dịu da cho bé

trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc phải làm sao

Cách chăm sóc trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc thế nào để con bớt đau? Trước và sau khi tiêm, bạn có thể thử ấn nhẹ và mát xa vùng da xung quanh vết tiêm. Cách xoa bóp này có thể giúp vị trí tiêm đỡ đau hơn. Phương pháp này cũng giúp bé phân tâm và không còn tập trung và cơn đau do tiêm chủng nữa. Chỉ cần mát xa khoảng 10 giây là bạn có thể làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn một chút rồi. 

4. Cách chăm sóc trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc? Chú ý thực đơn hàng ngày của trẻ

Dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng cần chú ý những gì? Sau khi bé chủng ngừa, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng cho trẻ. Sốt và nôn mửa sau tiêm có thể gây ra tình trạng mất nước và điều này là nguy hiểm đối với sức khỏe của bé. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho trẻ bú nhiều cữ trong ngày. Với những trẻ lớn hơn, mẹ cần bổ sung chất lỏng cho bé thông qua những thực phẩm lỏng, dễ ăn như cháo, súp, cho trẻ uống nước lọc hoặc sữa tươi, nước trái cây… 

Ngoài ra, đây là giai đoạn trẻ cần tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các phản ứng của vắc xin, cũng như phát triển tế bào miễn dịch phòng ngừa mầm bệnh có trong vắc xin. Vì vậy, phụ huynh cần cho trẻ ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ sức đề kháng như nước cam, sữa chua…

Tìm hiểu thêm Khi nào mẹ nên cho con ăn sữa chua?

5. Để bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao? Sau chủng ngừa trẻ ngủ nhiều hơn do khó chịu và mất sức. Vì vậy, cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi nhiều, ngủ nhiều để cơ thể được phục hồi tốt nhất. Hãy để bé ngủ ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.

Tìm hiểu thêm Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không? Cha mẹ nên làm gì?

6. Cách chăm sóc trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc? Hạn chế đụng chạm vết tiêm của bé

Bản thân vết tiêm có thể gây đau cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh chạm vào vết tiêm của bé. Hãy cẩn thận và nhẹ nhàng khi bế bé, hạn chế động hoặc cọ xát vào vị trí tiêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau để trẻ bớt quấy khóc sau tiêm chủng:

  • Quấn khăn cho trẻ ngay sau khi tiêm 
  • Khen ngợi và tặng bé một phần quà nho nhỏ để bé vui vẻ hơn và bớt sợ tiêm phòng hơn.

Trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc: Khi nào cần đưa bé đi bệnh viện?

Trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao? Tình trạng trẻ khóc sau tiêm là điều rất phổ biến và bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất thường, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau đây là một số trường hợp bạn nên lưu ý để đưa trẻ đi cấp cứu:

  • Trẻ khóc không ngừng kéo dài hơn 3 giờ
  • Trẻ uống vắc xin Rotavirus và sau đó là nôn mửa hoặc quấy khóc dữ dội
  • Khóc nhiều kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao đột ngột hoặc nôn mửa
  • Khóc suốt 24 giờ hoặc quấy khóc trong hơn 24 giờ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ đi tiêm về quấy khóc phải làm sao.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

After the Shots… https://www.immunize.org/catg.d/p4015.pdf Ngày truy cập: 15/04/2022

What are the Normal Side Effects of Vaccines? https://blog.johnsonmemorial.org/what-are-the-normal-side-effects-of-vaccines Ngày truy cập: 15/04/2022

Healthy Babies https://mydoctor.kaiserpermanente.org/ncal/newsletters/healthybabies/newsletters/02/index_print.jsp Ngày truy cập: 15/04/2022

How Can I Comfort My Baby During Shots? https://kidshealth.org/en/parents/baby-vaccinations.html Ngày truy cập: 15/04/2022

Immunization Reactions http://kidsclinic.pediatricweb.com/Is-Your-Child-Sick/Is-Your-Child-Sick/Immunization-Reactions Ngày truy cập: 15/04/2022

Vaccine Side Effects: What Parents Need to Know https://www.whattoexpect.com/child-vaccinations/treating-side-effects.aspx Ngày truy cập: 15/04/2022

Phiên bản hiện tại

27/04/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 27/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo