1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Theo một nghiên cứu của Úc năm 2002, việc cho con bú sữa mẹ có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ miễn dịch do các thành phần trong sữa mẹ giúp thúc đẩy sự phát triển của niêm mạc tiêu hóa và thay đổi vi khuẩn đường ruột.
Sữa mẹ có chứa protein, đường và chất béo, những chất này đóng vai trò thiết yếu để trẻ phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng cung cấp kháng thể và bạch cầu, cả hai đều tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, và giúp trẻ kháng lại các vi sinh vật gây bệnh.
2. Thêm trái cây và rau vào bữa ăn
Chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng của hệ miễn dịch tốt. Bạn cần thêm nhiều loại trái cây và rau xanh (như táo, cà rốt, khoai lang, đậu, bông cải xanh, kiwi, dưa hấu, cam, dâu tây,…) vào chế độ ăn uống của trẻ. Điều này giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.
Các loại đậu, ngũ cốc và các thực phẩm giàu vitamin A, B2, B6, C, kẽm, selen và các axit béo thiết yếu cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những điều sau, thay vì dùng loại hạt đã được tinh chế, bạn nên cho con dùng các sản phẩm ngũ cốc nguyên chất. Tránh các loại thực phẩm có lượng đường cao như bánh quy, ngũ cốc đóng hộp và nước ngọt.
3. Ngủ đủ giấc
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh lý học Châu Âu 2012 của Pflügers, giấc ngủ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ sơ sinh cần đến 18 tiếng để ngủ mỗi ngày. Ở những độ tuổi khác, trẻ cần khoảng 10 đến 14 tiếng để ngủ. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém.
Phòng ngủ của bạn cần tối và thông gió vào ban đêm. Ngủ trong bóng tối giúp thúc đẩy việc sản xuất các hormone melatonin, nó hoạt động như một chất chống oxy hoá mạnh mẽ.