backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Cách uống an toàn là gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 20/12/2022

    Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Cách uống an toàn là gì?

    Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không là thắc mắc rất phổ biến. Paracetamol là thuốc giảm đau thông dụng, an toàn trong giai đoạn cho con bú nhưng mẹ cũng không nên quá lạm dụng. 

    Sữa mẹ là nguồn thực phẩm quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc mẹ uống thuốc khi đang cho con bú sẽ tạo ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua sữa mẹ. Những tháng đầu đời, các cơ quan như gan, thận của bé vẫn chưa hoàn thiện nên thời gian thải thuốc ra ngoài sẽ lâu hơn, do đó, tác động mà bé chịu cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, mỗi khi bị cảm, cúm, dù muốn dùng paracetamol để giảm nhanh cảm giác khó chịu nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết mẹ cho con bú có uống được paracetamol không.

    Mẹ cho con bú có uống được paracetamol?

    Phụ nữ cho con bú uống paracetamol 500mg được không hay mẹ đang cho con bú uống paracetamol 500mg được không là thắc mắc của nhiều người. Paracetamol còn có tên gọi khác là acetaminophen là loại thuốc rất thông dụng, thường được sử dụng để hạ sốt và làm giảm các triệu chứng đau nhức từ nhẹ đến vừa như đau lưng, nhức đầu, đau nửa đầu, căng cơ, đau bụng kinh, đau răng và đau nhức do cảm lạnh và cúm.

    Liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú như thế nào? Đối với người lớn và trẻ nhỏ, liều lượng khuyến cáo là không quá 1g mỗi 4-6 giờ và chỉ sử dụng tối đa 4g mỗi ngày.

    Cho con bú uống paracetamol được không hay mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Đối với mẹ cho con bú, đây là loại thuốc giảm đau an toàn và là lựa chọn đầu tiên được cân nhắc khi kê toa. Nguyên nhân là do khi mẹ dùng, chỉ có 1 lượng nhỏ paracetamol đi vào sữa mẹ (khoảng 6%) và điều này không gây ra tác dụng phụ cho cho bé. Tuy nhiên, dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng paracetamol cho con bú. Ngoài ra, cần chú ý dùng đúng liều lượng và không dùng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.

    Như vậy là bạn đã biết mẹ cho con bú uống paracetamol được không. Nếu bé cưng thuộc một trong những trường hợp sau, bạn cũng cần hỏi kỹ bác sĩ xem mẹ cho con bú có uống được paracetamol và nên uống paracetamol trong thời gian đang cho con bú như thế nào:

    • Bé là trẻ sinh non
    • Con sinh ra nhẹ cân
    • Bé đang điều trị vấn đề sức khỏe nào đó.

    Nguyên tắc cần nhớ khi dùng paracetamol trong thời gian cho con bú

    Mẹ cho con bú có uống được paracetamol

    Đến đây hẳn là bạn đã phần nào giải đáp được băn khoăn mẹ cho con bú có uống được paracetamol không hay phụ nữ cho con bú uống paracetamol được không. Dù là loại thuốc giảm đau an toàn nhưng khi uống, bạn cũng cần lưu ý:

  • Đọc kỹ thông tin hoặc tham vấn ý kiến dược sĩ trước khi mua thuốc để tránh mua những sản phẩm có kết hợp với codeine vì chất này không phù hợp dùng trong thời gian đang cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng, mẹ chỉ nên dùng ở liều thấp, trong thời gian ngắn và chú ý theo dõi bé. Nếu thấy bé có các triệu chứng như hôn mê, bú kém, buồn ngủ, tim đập chậm, gặp vấn đề về hô hấp… thì nên đưa đi khám ngay.
  • Dùng đúng liều lượng: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Câu trả lời là mẹ nên dùng đúng liều lượng. Vậy liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú ra sao? Đối với các bà mẹ đang cho con bú, liều lượng paracetamol được khuyến cáo tối đa là 2 viên 500mg mỗi lần và không dùng quá 4 lần trong 24 giờ
  • Không dùng paracetamol chung với các loại thuốc khác, đặc biệt là các loại thuốc cũng có chứa paracetamol như các chế phẩm trị đau nửa đầu, các loại thuốc chữa ho và cảm lạnh vì có thể dẫn đến tình trạng uống quá liều. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh lý, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ vì paracetamol khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể tạo ra các hợp chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.
  • Chú ý theo dõi các dấu hiệu của bé nếu mẹ uống thuốc khi đang cho con bú. Nếu thấy bé có các triệu chứng như quấy khóc, tiêu chảy, bỏ bú… mẹ cần ngưng dùng thuốc và đưa bé đi khám ngay.
  • Với câu hỏi phụ nữ cho con bú có uống được paracetamol không thì trong thời gian dùng thuốc, bạn có thể cho bé bú như bình thường. Tuy nhiên, việc bạn uống khi nào sẽ có ảnh hưởng đến lượng thuốc có trong sữa mẹ. Do sau khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ bắt đầu phân hủy, đi vào máu và sữa mẹ. Thông thường, nồng độ paracetamol trong máu thường đạt mức cao nhất vào khoảng một đến hai giờ sau khi uống. Do đó, nếu lo lắng thuốc sẽ ảnh hưởng đến bé, bạn hãy cố gắng dùng thuốc sau khi cho con bú để có thêm thời gian cho thuốc thải ra ngoài trước khi cho bé bú ở lần tiếp theo.

    Mẹ cho con bú uống Panadol và Panadol Extra được không?

    Mẹ cho con bú có uống được paracetamol?

    Mặc dù không còn thắc mắc mẹ cho con bú có uống được paracetamol không, nhưng nhiều người cũng băn khoăn không biết cho con bú uống panadol được không?

    Panadol (hay Panadol xanh) và Panadol Extra là thuốc khá thông dụng và phổ biến trong tủ thuốc gia đình. Vậy cho con bú uống panadol được không? Thành phần chính của Panadol xanh là 500mg paracetamol, do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể dùng loại thuốc này theo liều lượng khuyến cáo.

    Tuy nhiên với Panadol Extra hay Panadol đỏ thì mẹ cần cẩn thận. Bởi trong thành phần của Panadol Extra, ngoài 500mg paracetamol thì còn có chứa 65mg caffeine. Caffeine có thể hấp thu vào sữa mẹ và đạt đỉnh sau 1 – 2 giờ uống. Caffein không được khuyến cáo cho trẻ nhỏ vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bé khó chịu và khó ngủ. Vì lý do này nên các bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng Panadol Extra. Nếu có ý định dùng thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.

    Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được mẹ cho con bú có uống được paracetamol không. Dù được xem là an toàn nhưng mẹ cho con bú uống paracetamol cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bé. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống khoa học với chế độ ăn cân bằng, vận động thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ mẹ nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 20/12/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo