backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn nên làm gì khi sổ tiêm chủng của con bị mất?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Bạn nên làm gì khi sổ tiêm chủng của con bị mất?

    Vì một lý do, bạn chẳng may làm mất sổ tiêm chủng của con và đang hoang mang không biết phải làm sao. Hãy cùng Hello Bacsi tìm ra các biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này.

    Sổ tiêm vắc xin là loại giấy tờ thường được yêu cầu nộp khi trẻ nhập học mẫu giáo hoặc trường tiểu học. Cuốn sổ này chủ yếu giúp bạn theo dõi việc tiêm vắc xin cho con. Không may thay, bạn lại vô tình làm mất sổ theo dõi trong khi con bạn đã tiêm hầu hết các vắc xin cần thiết. Bạn nên làm gì đây? Con bạn có cần phải tiêm lại vắc xin không? Thông tin dưới đây có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

    “Định vị” sổ tiêm vắc xin của trẻ

    Rất có thể bạn đã làm mất cuốn sổ tiêm chủng của trẻ khi chuyển nhà. Trong trường hợp này, để tìm lại sổ, bạn có thể:

  • Liên hệ với các trung tâm giữ trẻ, trường tiểu học hoặc bất cứ người nào có thể đã giữ một bản sao của sổ tiêm vắc xin để xem họ còn giữ nó không.
  • Đến văn phòng bác sĩ khoa nhi để xem bạn có bỏ quên sổ khi đưa trẻ đến khám không.
  • Nếu bác sĩ nhi đã chuyển công tác hoặc về hưu, bạn hãy liên lạc với đơn vị y tế địa phương nơi bạn đang sống để tìm hiểu về chỗ lưu trữ các hồ sơ cũ. Bác sĩ cần phải lưu trữ những hồ sơ y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Hãy đến trạm y tế phường, xã nơi bạn sống để xem hồ sơ tiêm phòng của con có được lưu trữ hay không.
  • Bạn nên làm gì nếu không tìm được sổ tiêm chủng?

    Nếu như hoàn toàn không tìm thấy sổ chích ngừa của trẻ, bạn hãy cho trẻ bắt đầu tiêm phòng lại theo lịch tiêm chủng phù hợp với độ tuổi. Khi không chắc chắn rằng liệu con bạn đã được tiêm phòng hay chưa, hãy cho trẻ đi tiêm lại. Trên thực tế, việc tiêm lại vắc xin MMR, thủy đậu, Hib, viêm gan B hoặc bại liệt hoàn toàn không gây hại cho trẻ em.

    Làm kiểm tra vắc xin

    Một giải pháp khác khi bạn mất sổ tiêm chủng của con là đưa trẻ đi kiểm tra huyết thanh miễn dịch bằng xét nghiệm máu để biết trẻ đã chích ngừa đầy đủ hay chưa. Xét nghiệm có thể xác định trẻ đã được tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella, viêm gan A, viêm gan loại B, bệnh bạch hầu và uốn ván hay không. Trẻ em đã tiêm một số loại vắc xin cũng cần làm các xét nghiệm này.

    Trẻ vẫn có thể tiêm lại các vắc xin ngừa Hib, thủy đậu, bại liệt hay ho gà cho dù có làm xét nghiệm này. May mắn thay, con bạn chỉ cần một liều vắc xin Hib sau 15 tháng đầu tiên và trẻ từ 5 tuổi trở lên sẽ không phải tiêm lại vắc xin này. Do đó, nếu con bạn ở độ tuổi đi học và có kết quả dương tính cho tất cả các xét nghiệm trên, thì có thể không cần phải tiêm lại vắc xin MMR, viêm gan A, viêm gan B, IPV hoặc Varivax nữa. Bác sĩ nhi sẽ viết giấy xác nhận con bạn miễn dịch với các loại vắc xin có kết quả dương tính từ xét nghiệm và trẻ không cần chích ngừa lại.

    Tuy nhiên, so với việc lặp lại tiêm chủng, phương pháp này vẫn có nhược điểm. Một bất lợi điển hình là bạn sẽ phải chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm vì bảo hiểm sẽ không chi trả. Nếu mức kháng thể của con bạn quá thấp thì trẻ vẫn sẽ phải được tiêm các mũi khác bên cạnh các xét nghiệm máu.

    Bạn nên làm gì để tránh mất sổ tiêm chủng của trẻ?

    Một trong những phương pháp thông dụng nhất để phòng ngừa mất sổ tiêm chủng cho trẻ là tạo ít nhất 2 bản sao của sổ tiêm vắc xin và phải cập nhật liên tục mỗi lần trẻ chích ngừa: 1 sổ lưu trữ trong nhà, ở nơi nó sẽ không bị cháy hay dính nước và 1 sổ để ở két an toàn hoặc gửi cho thành viên trong gia đình. Ngoài ra, bạn cũng có thể chụp ảnh lưu lại sổ tiêm chủng sau mỗi lần tiêm mới để phòng ngừa trường hợp bị mất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo