Vacxin phòng cúm
Trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc hiện đang bị bệnh nên tránh chích ngừa cúm. Những bệnh nhân trước đó đã có phản ứng dị ứng khi dùng vacxin này cũng được khuyến cáo không nên dùng cùng một loại vacxin này nữa.
Trẻ hoặc bố mẹ có một hoặc nhiều tình trạng sau đây nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia y tế trước khi tiến hành tiêm phòng:
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ đã từng bị hen hoặc thở khò khè trước đó
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ/bố mẹ có một hoặc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh gan hoặc hen suyễn
- Trẻ/bố mẹ bị khó thở, có thể do một số bệnh về cơ hoặc thần kinh nào đó
- Trẻ/bố mẹ đang có hệ thống miễn dịch bị suy yếu
- Trẻ/bố mẹ đang sống với một người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương
- Trẻ/bố mẹ đã được điều trị aspirin dài hạn
Vacxin viêm gan A
Giống như các loại vacxin khác, vacxin viêm gan A thường đòi hỏi trẻ phải khỏe mạnh khi tiến hành tiêm vacxin. Phụ nữ có thai thường nên trì hoãn chích ngừa viêm gan A trừ khi có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bệnh nhân đã có các phản ứng dị ứng do tiêm chủng viêm gan A đợt trước không tiêm liều tiếp theo. Ngoài ra, những bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin cũng không nên tiêm phòng.
Vacxin viêm gan B
Bệnh nhân được xác định là dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin hoặc đã có các phản ứng dị ứng với vacxin không nên chủng ngừa viêm gan B. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên trì hoãn việc chủng ngừa nếu đang mắc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.
Vacxin HPV
Những bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin hoặc có phản ứng dị ứng với thuốc chủng này không nên tiêm vacxin HPV. Phụ nữ mang thai và người đang mắc bệnh cũng nên tránh dùng vacxin HPV.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!