backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cho con bú ăn sầu riêng được không? Sầu riêng có giúp gọi sữa mẹ về?

Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 18/07/2022

    Cho con bú ăn sầu riêng được không? Sầu riêng có giúp gọi sữa mẹ về?

    Đối với những “tín đồ cuồng sầu riêng” thì loại trái cây này thuộc nhóm ngon khó cưỡng. Vậy, nếu mẹ là một người rất thích ăn sầu riêng, nhưng lại đang cho con bú thì có ăn sầu riêng được không?

    Sầu riêng là một loại trái cây chứa nhiều chất béo lành mạnh và giàu chất béo không bão hòa đơn, giúp làm giảm mức cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Sầu riêng cũng giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ nhờ có chứa tryptophan, từ đó góp phần ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh. Không kém phần quan trọng, sầu riêng còn hỗ trợ miễn dịch vì có chứa vitamin C, vừa chống oxy hóa vừa hỗ trợ miễn dịch chống lại nhiễm trùng và sự tấn công của virus. Ngoài ra, sầu riêng cũng giữ cho huyết áp được kiểm soát, làm giảm căng thẳng cho tim và mạch máu.

    Những điều này giúp mọi người nhận ra những lợi ích của việc ăn sầu riêng. Tuy nhiên, liệu những đặc tính này có giúp sầu riêng trở thành món ăn phù hợp với phụ nữ cho con bú? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm đáp án cho mối quan tâm “mẹ cho con bú ăn sầu riêng được không” trong bài viết dưới đây.

    Cho con bú ăn sầu riêng có giúp mẹ nhiều sữa hơn không?

    cho con bú ăn sầu riêng được không

    Trước khi biết được câu trả lời cho vấn đề cho con bú ăn sầu riêng được không, cùng tìm hiểu việc ăn sầu riêng có giúp sữa mẹ về nhiều hơn hay không.

    Một số người truyền tai nhau rằng việc ăn sầu riêng trong giai đoạn cho con bú sẽ giúp mẹ gọi sữa về nhiều hơn và giúp sữa mẹ đặc sánh hơn. Điều này làm dấy lên nhiều băn khoăn của các mẹ sau sinh về việc liệu ăn sầu riêng trong thời kỳ cho con bú có giúp cải thiện số lượng và chất lượng sữa mẹ?

    Trên thực tế, sầu riêng là loại trái cây rất giàu năng lượng và giàu khoáng chất như canxi, sắt, mangan. Những chất dinh dưỡng quan trọng ấy khiến loại quả này phần nào trở nên hữu ích trong việc cải thiện chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với tác dụng làm sữa mẹ tiết ra nhiều hơn thì cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh thông tin này là chính xác. Do đó, để tránh lợi bất cập hại, phụ nữ sau sinh không nên tin vào những lời đồn thất thiệt mà cố gắng ăn thật nhiều sầu riêng. Điều mà mẹ nên làm là tìm hiểu thật kỹ vấn đề cho con bú ăn sầu riêng được không để đảm bảo an toàn và lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ? 10 siêu thực phẩm bạn cần biết

    Giải đáp thắc mắc: Cho con bú ăn sầu riêng được không?

    Đối với câu hỏi cho con bú ăn sầu riêng được không, một số người cho rằng phụ nữ cho con bú có thể ăn một lượng vừa phải sầu riêng. Lý do là vì loại quả này rất bổ dưỡng, giàu protein, kali và canxi cần thiết cho cơ thể của phụ nữ cho con bú. Khi cho trẻ bú, cơ thể mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn để bù lại phần dưỡng chất đã được truyền sang con. Việc ăn sầu riêng sẽ giúp mẹ bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thế nhưng, liệu quan niệm này là đúng hay sai?

    Việc bổ sung dưỡng chất cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ là điều cần thiết, không chỉ để bù đắp lượng dưỡng chất đã được truyền sang con, mà còn để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có rất nhiều thực phẩm có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ, chẳng hạn như súp gà, tổ yến, ngũ cốc lợi sữa… Nghĩa là, mẹ đang cho con bú không nhất thiết phải ăn sầu riêng để bồi bổ. Mà điều quan trọng là cần tìm ra câu trả lời cho vấn đề ăn sầu riêng trong giai đoạn cho con bú có lợi cho mẹ và bé hay không. Để có được đáp án đầy đủ nhất cho thắc mắc đang cho con bú ăn sầu riêng được không, mời bạn đọc tiếp những thông tin dưới đây:

    cho con bú ăn sầu riêng được không

    1. Cho con bú ăn sầu riêng khiến mẹ dễ bị táo bón

    Mẹ cho con bú ăn sầu riêng được không? Sầu riêng nổi tiếng với đặc tính nóng. Và điều này không có lợi cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ dễ bị mất nước do lượng chất lỏng trong cơ thể được dùng để tạo sữa và truyền sang con. Khi mẹ ăn sầu riêng trong thời điểm này, tính nóng của sầu riêng kết hợp với tình trạng mất nước của cơ thể có thể gây ra hiện tượng táo bón cho mẹ. Không chỉ bị táo bón, ăn sầu riêng cũng có thể khiến mẹ bị đau họng, lở miệng hoặc tăng đờm.

    2. Mẹ cho con bú ăn sầu riêng được không nếu điều này khiến trẻ dễ bị nổi mụn, rôm sảy?

    Đặc tính nóng của sầu riêng còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ bú mẹ. Bởi vì tính nóng của loại quả này có thể khiến sữa mẹ bị “nóng’, nên khi trẻ bú mẹ, lượng sữa này được hấp thụ vào cơ thể bé, khiến con bị “nóng trong’. Điều này làm gia tăng nguy cơ bị rôm sảy, nổi mụn ở trẻ nhỏ. 

    3. Cho con bú ăn sầu riêng khiến bé quấy khóc nhiều hơn

    cho con bú ăn sầu riêng được không

    Phụ nữ cho con bú ăn sầu riêng được không? Nếu mẹ ăn sầu riêng khi đang cho con bú, bé có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn. Bởi vì hàm lượng đường cao và tính nóng của sầu riêng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi, nên bé sẽ thể hiện cảm giác “nóng trong người’ của mình thông qua việc quấy khóc. Tình trạng khóc nhiều không chỉ khiến bé kiệt sức, khan tiếng mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần của mẹ.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ quấy khóc: Áp dụng ngay 16 bí kíp “xua tan’ cơn quấy khóc của bé

    Kết luận: Đang cho con bú ăn sầu riêng được không?

    Như vậy, câu trả lời cho vấn đề cho con bú ăn sầu riêng được không là “Không nên”. Mẹ đang cho con bú nên nói “không” với loại quả này để tránh những tác hại không mong muốn cho cả mẹ và bé.  

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được đáp án cho băn khoăn mẹ cho con bú ăn sầu riêng được không.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Lan Quan


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 18/07/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo