backup og meta

Khi sữa tiết quá nhiều, mẹ phải làm sao đây?

Khi sữa tiết quá nhiều, mẹ phải làm sao đây?

Trong quá trình chăm sóc con, mẹ tiết sữa quá nhiều có thể khiến trẻ bị sặc. Khi gặp tình huống này, bạn đã biết cách xử lý? Hãy tham khảo bài viết này nhé.

Ít sữa hay nhiều sữa đều là những vấn đề khiến các mẹ quan tâm trong giai đoan con bằng sữa mẹ. Nhiều người cho rằng sữa tiết nhiều thì tốt vì bé uống sữa càng nhiều, bé sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thế nhưng, thực tế chưa hẳn là như vậy. Sữa tiết nhiều cũng có thể gây ra một số rủi ro như trẻ bị sặc sữa.

Phản xạ sữa xuống là một phản hồi có điều kiện và mang tính vật lý. Hormone oxytocin được sản xuất nhanh hơn do hành động mút của bé kích thích các dây thần kinh đầu vú. Hormone này được sản xuất càng nhiều, sữa càng tiết nhanh. Nếu đang đối mặt với vấn đề này, bạn nên làm gì? Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn cho bé bú thoải mái và an toàn trong trường hợp khi sữa xuống quá nhiều.

1. Tạo dấu hiệu để vú ngưng sản xuất sữa

Khi bạn đang cho bé bú, hãy đặt bàn tay lên bên vú còn lại và ấn núm vú vào trong khoảng vài giây. Lặp lại quá trình này vài lần để báo hiệu cho cơ thể về việc ngưng sản xuất sữa.

2. Kiểm tra đầu vú

Nếu bé không ngậm ti đúng cách, sữa có thể tích tụ trong miệng bé và gây nghẹt thở. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra xem bé đã ngậm ti đúng cách chưa. Như vậy, sữa sẽ chảy thẳng vào cổ họng và bé sẽ học được cách kiểm soát dòng chảy đó.

3. Tư thế cho bé bú

Đặt bé nghiêng người, giữ sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ và cho bé nằm dài trên chân mẹ, đầu bé ngẩng cao hơn núm vú. Bạn cũng có thể cho bé nằm dài trên ngực rồi cho bé bú. Bé có thể kiểm soát được tốc độ và lượng sữa bú vào dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài 4 tư thế cho con bú.

4. Đến gặp bác sĩ

Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc cho bé bú, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét về tình trạng của bạn và có hướng giúp đỡ cụ thể.

Các vấn đề về tiết sữa rất phổ biến. Bạn hãy chú ý đến việc cho bé bú. Nếu bị sữa xuống thường xuyên, bạn hãy thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết để giảm các biến chứng có thể xảy ra.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Oversupply Of Milk Could Lead To Choking In Babies: Signs And Solutions http://www.momjunction.com/articles/oversupply-of-milk-could-lead-to-choking-in-babies_00435371/  Ngày truy cập 26/11/2017

Hyperlactation (overabundant milk supply) https://www.babycenter.com/0_hyperlactation-overabundant-milk-supply_8488.bc Ngày truy cập 26/11/2017

Phiên bản hiện tại

17/08/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 17/08/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo